Danh mục

Ghép cải tạo, rải vụ vải

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ghép cải tạo, rải vụ vảiMô hình ghép cải tạo thay giống vải thiều chính vụ bằng một số giống vải chín sớm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) của Viện Nghiên cứu Rau quả giúp rải được vụ thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao đã gây được sự quan tâm của người trồng vải ở nhiều địa phương. NNVN giới thiệu tóm tắt mô hình này và qui trình hướng dẫn của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả: Viện Nghiên cứu Rau quả vừa phối hợp với các cơ quan khoa học,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ghép cải tạo, rải vụ vải Ghép cải tạo, rải vụ vải Mô hình ghép cải tạo thay giống vải thiều chính vụ bằng một số giống vải chín sớm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) của Viện Nghiên cứu Rau quả giúp rải được vụ thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao đã gây được sự quan tâmcủa người trồng vải ở nhiều địa phương. NNVN giới thiệu tóm tắt mô hìnhnày và qui trình hướng dẫn của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả:Viện Nghiên cứu Rau quả vừa phối hợp với các cơ quan khoa học, nông nghiệptỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn tổ chức thành công hội nghị đầu bờ đánh giákết quả triển khai dự án ghép cải tạo chuyển đổi vải chính vụ sang vải chín sớmtrên diện tích gần 10 ha ở 2 xã Quí Sơn và Thanh Hải của huyện Lục Ngạn, tỉnhBắc Giang. Sau gần 2 năm thực hiện, mô hình đã cho kết quả tốt ngay từ vụ thuhoạch đầu tiên: quả sai, đều, chín sớm hơn giống vải cũ từ 20-25 ngày, bán đượcgiá trung bình 12-14 ngàn đồng/kg tại vườn, cao gấp 2-3 lần vải thiều lúc thu rộnên bà con nông dân rất phấn khởi.Với tỷ lệ ghép sống đạt từ 76,5 đến 82,2%, cành ghép sinh trưởng khỏe, chỉ sau 1năm đã đạt từ 126 đến 135cm chiều dài, 2,6-2,7cm đường kính; năng suất trungbình trên toàn bộ diện tích ghép cải tạo đạt 8-10kg/cây, tương đương 2,4-3 tấn/ha(năm đầu); một số vườn cho thu hoạch 30kg/cây.Đánh giá kết quả mô hình ghép cải tạo vải chín sớm ở địa phương, Trưởng phòngNông nghiệp-PTNT huyện Lục Ngạn, Chu Văn Báo cho rằng đây là một trongnhững mô hình thành công, có giá trị thực tế và sức thuyết phục cao nên bà connông dân nhanh chóng học tập chuyển đổi theo hướng ghép để rải vụ thu hoạch,tăng thu nhập. Đến nay diện tích các giống vải chín sớm của Lục Ngạn đã tăng lênkhoảng 1.700ha, chiếm gần 10% diện tích vải của huyện; đưa sản lượng vải sớmlên 5-6 ngàn tấn. Chủ trương của huyện là nhanh chóng nhân rộng kỹ thuật ghépcải tạo trên địa bàn toàn huyện để trong những năm tới đạt cơ cấu vải thiều rải vụcủa huyện là 30% giống chín sớm, 50% giống chính vụ và 20% giống chín muộn.Chủ nhiệm dự án thử nghiệm, TS. Nguyễn Văn Nghiêm cho biết thêm: Hầu hết bàcon nông dân các địa phương tham gia dự án đều đánh giá cao kết quả bước đầucủa các mô hình trình diễn và mong muốn được chuyển giao kỹ thuật.Thạc sỹ Đào Quang Nghị (Bộ môn cây ăn quả - Viện Nghiên cứu Rau quả)khuyến cáo bà con nông dân các địa phương thực hiện phương pháp ghép cải tạogiống vải một số khâu kỹ thuật sau đây:- Thời vụ ghép cải tạo: Có thể ghép từ tháng 5 đến tháng 12. Tuy nhi ên, nên tiếnhành ghép cải tạo ngay sau khi thu hoạch quả 1 tháng (tháng 7) sẽ cho tỷ lệ câysống cao nhất, mầm ghép sinh trưởng phát triển tốt trước khi bước vào vụ đônglạnh. Với những cây dưới 8 năm tuổi sẽ ra hoa, đậu quả sau ghép từ 17-18 tháng;những cây trên 8 năm tuổi sẽ cho vụ quả đầu tiên trên 2 năm sau ghép cải tạo dophải đốn đau để tạo tán mới.- Giống chín sớm: Nên sử dụng các giống vải có thời gian thu hoạch sớm hơngiống vải thiều chính vụ nh ư: Hùng Long (sớm hơn 15 ngày), Bình Khê (20-25ngày), Yên Hưng, Yên Phú (15-18 ngày), Phúc Hòa 20-22 ngày) v.v…- Chăm sóc vườn cây trước khi ghép 1 tháng bằng cách cắt tỉa, bón thêm phân,tưới nước đầy đủ. Phòng trừ sâu bệnh tốt nhằm đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cànhghép sớm nẩy chồi và sinh trưởng nhanh.- Cắt cành ghép từ những cây mẹ khỏe mạnh đã được tuyển chọn, cho năng suấtcao, chất lượng tốt và ổn định trong nhiều năm. Mắt ghép lấy trên các cành bánhtẻ, lá đã thành thục, có độ tuổi từ 50-120 ngày tuổi.- Cách ghép: Áp dụng phương pháp ghép đoạn cành cho cả các cây dưới 8 nămtuổi (ghép trực tiếp đầu cành) và cây trên 8 năm tuổi (cưa đốn để tạo chồi mới rồimới ghép cải tạo). Với cây dưới 8 năm tuổi, chọn và định vị trí cành ghép phân bốđều các hướng; không chọn ghép các cành la, cành trệt hoặc các cành ở trung tâmtán. Trên mỗi cây, chọn từ 68-73% số cành phân bố đều xung quanh tán để ghép.Dùng kéo sắc hoặc dao nhỏ cắt toàn bộ cành để ghép ở vị trí có đường kính từ 1,2-2cm sao cho sau khi ghép bộ tán mới này sẽ có hình bán cầu dẹt, có độ cao hợp lý,thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái quả. Số cành không ghép tạm thời để lạilàm “cành thở”. Với cây trên 8 năm tuổi, cưa hết các cành cấp 1 cách mặt đấtkhoảng 1,5m, chờ cho các chồi mọc đủ tiêu chuẩn (đường kính 1,5-2cm) mới tiếnhành ghép như cách trên. Trên mỗi đầu cành đã cưa đốn sẽ nẩy ra nhiều chồi mớinhưng chỉ chọn ghép cho 2-3 chồi to, khỏe mọc phân đều về các hướng để làmcành chính, giữ lại các chồi khác nuôi cây đến khi chồi ghép đã phát triển tốt mớiloại bỏ hết các chồi không ghép này.- Chăm sóc sau ...

Tài liệu được xem nhiều: