Thông tin tài liệu:
Thông thường người ta ghép mai vào mùa khô, tức là từ tháng 10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Phương pháp là ghép mắt ngủ, nghĩa là lấy mắt lá chưa lên mầm để ghép. Phương pháp này vừa đơn giản vừa tiện lợi, được người làm vườn áp dụng đại trà khi mùa ghép đến. Đã có nhiều bài và sách của các nghệ nhân đã viết và phổ biến phương pháp này. Ở đây xin chỉ trao đổi thêm về phương pháp ghép mai mùa mưa: Bước sang mùa mưa nếu người ta dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ghép mai mùa mưa Ghép mai mùa mưaThông thường người ta ghép mai vào mùa khô, tức là từ tháng10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Phương pháp là ghépmắt ngủ, nghĩa là lấy mắt lá chưa lên mầm để ghép. Phươngpháp này vừa đơn giản vừa tiện lợi, được người làm vườn ápdụng đại trà khi mùa ghép đến.Đã có nhiều bài và sách của các nghệ nhân đã viết và phổ biếnphương pháp này. Ở đây xin chỉ trao đổi thêm về phương phápghép mai mùa mưa:Bước sang mùa mưa nếu người ta dùng phương pháp ghép mắtngủ để ghép bổ sung vào những vị trí cần thiết của cây mai đãghép rồi thì ít hiệu quả (mắt khó phát mầm) do dòng nhựa bị chiphối mầm ghép đã lên và khó tránh nước khi mưa xuống. Muốnghép bổ sung hoặc ghép mới một cây mai vào mùa mưa thìthông thường dùng hai phương pháp cơ bản chính: một làphương pháp ghép cắm đọt, hai là phương pháp ghép mắt kim.Phương pháp cắm đọtLà phương pháp dùng đọt (ngọn nhánh mai) của cây mai giốngcắm vào gốc ghép (cây mai được cắt bớt ngọn, phần còn lại gọilà gốc ghép). Qua thực nghiệm và trao đổi thì phương pháp nàycũng có nhiều cách, chủ yếu những cách sau: Chẻ đôi gốc ghép, vạt ngọn ghép hình cây nêm, cắm vào gốc ghép; Chẻ bên hông gốc ghép (vẫn để ngọn hoặc cắt bớt ngọn) cắm đọt vào; Chẻ vát đoàn càn cả gốc ghép và ngọn ghép đặt áp nhau cột lại; Vát nhont gốc ghép hình cây nến, chẻ ngọn ghép cắm vào.... Dùng dây nylon cột mối ghép và bao bên ngoài bằng một bọc nylon sau hai tuần bỏ ra.Hạn chế của phương pháp này là mối ghép sau này dễ phình vàxù ra không đẹp, chỉ ghép số lượng ít nếu nhiều sẽ không lấyđâu ra đọt để ghép.Phương pháp ghép mắt kimLà phương pháp dùng mắt lá đã lên mềm để ghép, được áp dụngvào mùa mưa có nhiều ưu việt so với ghép cắm đọt. Mối ghépđẹp, phát triển mạnh, tỷ lệ sống cao hơn cắm đọt, đặc biệt nếu tacó ít cây mà là bonsai thì mùa mưa ghép theo phương pháp này chắc ăn.làCách thao tác như sau: khi gốc mai đã lên chồi to bằng đầu đũahay ống hút nước ngoạt đường kính 2 đến 3 ly. Tốt nhất là taquan sát vỏ đã lên cám, nghĩa là ở vỏ đã nổi lên những lấmchấm màu nâu là thời điểm vỏ dễ tróc. Ta dùng dao ghép rạchvào gốc ghép hai đường song song dọc thâm (\) và hai đườngsong song ngang (=) vết rạch là hình chữ H (có hai gạch ngang)khoảng cách giữa hai đường gạch ngang ước chừng 2-3 ly saocho để vừa mầm ghép ló ra ngoài sau đó lột bỏ phần vỏ giữa haiđường ngang, tiếp tục dùng mũi dao nạy nhỏ cho hai phần vỏ ởhai đầu bong ngược chiều nhau một lên một xuống, hai phần vỏnày dùng để giữ mối ghép sau này.Tiếp đến ta chọn mắt lá đã lên mầm kim của giống mai muốnghép. Chú ý mầm kim chưa ra lá hoặc chuẩn bị phóng lá là tốtnhất. Dùng lưỡi lam hớt nhẹ lấy mầm ghép sao cho lấy được vỏvà một phần mỏng gỗ cứng là được nhưng không nên lấy mắtghép quá dày. Chiều dài vỏ phía trên mầm kim bằng một phầnhai phần vỏ phía dưới mầm. Dùng mũi dao nâng nhẹ hai phầnvỏ ở gốc ghép đưa mắt ghép vào vị trí đã bóc vỏ. Lúc này haiđầu mắt ghép được hai phần vỏ của gốc ghép đè lên, lấy dâynylon cột trùm mắt ghép lại. Khoảng 2 tuần sau, lúc trời mát, bỏbao nylon ra, tiếp tục theo dõi khi mầm lên mạnh ta tháo nốt dâynylon cột ra để chồi phát triển tốt. Nguyên tắc chung cần chú ýđể đạt hiệu quả: