Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 92.10 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày những vấn đề về gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trước trước ảnh hưởng của xã hội hiện đại, của nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa. Những giá trị truyền thống có thể bị mai một như chữ Hiếu giữa con cái với cha mẹ, sự chung thủy của bạn đời, sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình và xuất hiện những giá trị mới như sự tự do cá nhân, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, sự hòa hợp về mặt tình dục, . . . Sự thay đổi ấy có thể là tích cực, có thể là tiêu cực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0210 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 208-212 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIA ĐÌNH VÀ SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đàm Thị Vân Anh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày những vấn đề về gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trước trước ảnh hưởng của xã hội hiện đại, của nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa. Những giá trị truyền thống có thể bị mai một như chữ Hiếu giữa con cái với cha mẹ, sự chung thủy của bạn đời, sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình và xuất hiện những giá trị mới như sự tự do cá nhân, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, sự hòa hợp về mặt tình dục, . . . Sự thay đổi ấy có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Từ đó dẫn đến vấn đề cấp thiết trong giáo dục định hướng giá trị gia đình cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Gia đình, giá trị gia đình, sự biến đổi, xã hội, truyền thống, hiện đại. 1. Mở đầu Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong nhiều tác phẩm của mình, Người đã đề cập rất rõ đến vai trò của gia đình đối với con người và xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi con người xây dựng mối quan hệ yêu thương, bình đẳng, hòa thuận. Nhiều người cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nền tảng gia đình đang bị “lung lay”, gia đình đang mất đi những giá trị tốt đẹp của mình; con người quá coi trọng đồng tiền và đề cao vai trò cá nhân nên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên hình thức, lỏng lẻo, thậm chí bị xem nhẹ. Một số đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ có liên quan đén vấn đề gia đình được gắn liền với tên tuổi của các tác giả như Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ liên quan đến mảng chủ đề gia đình và Nho giáo; Lê Minh liên quan tới gia đình và văn hóa; Lê Thị Nhâm Tuyết với những khía cạnh của gia đình và sự bất bình đẳng giới; Lê Thị Quý với những khía cạnh của sự sai lệch chuẩn mực trong gia đình hiện đại, với bạo lực gia đình; Đặng Cảnh Khanh về gia đình và việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho trẻ em. . . Tác giả Lê Thi [1] đưa ra những nhận định và cảnh báo về những vấn đề mà gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt. Trong công trình khác [2], tác giả Lê Thi đã đề cập đến một số những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới tác động của môi trường sống hiện đại. Một trong những vấn đề đó sẽ được đề cập sâu hơn trong bài viết này về giá trị gia đình, về những biến đổi về mô hình gia đình, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và đạo đức gia đình. Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 18/10/2015. Liên hệ: Đàm Thị Vân Anh, e-mail: vananhtlgd@gmail.com 208 Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “gia đình” Từ trước đến nay tồn tại rất nhiều các quan điểm khác nhau về gia đình. Sau đây là một số khái niệm: Khái niệm gia đình trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái [trích lại theo 3; 4]. Dưới góc độ Tâm lí học, tác giả Ngô Công Hoàn cũng đưa ra định nghĩa về gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội. Các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lí, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định [4; 9]. Theo Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết, ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà [5;54]. Như vậy, gia đình không chỉ bao gồm các cá nhân mà còn bao gồm cả những mối quan hệ giữa những cá nhân với nhau: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ anh chị em,. . . Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, ràng buộc, liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm. Điều này đã kết hợp lại và hình thành nên những nhóm xã hội đặc thù là gia đình. 2.2. Nhữn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0210 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 208-212 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIA ĐÌNH VÀ SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đàm Thị Vân Anh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày những vấn đề về gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trước trước ảnh hưởng của xã hội hiện đại, của nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa. Những giá trị truyền thống có thể bị mai một như chữ Hiếu giữa con cái với cha mẹ, sự chung thủy của bạn đời, sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình và xuất hiện những giá trị mới như sự tự do cá nhân, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, sự hòa hợp về mặt tình dục, . . . Sự thay đổi ấy có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Từ đó dẫn đến vấn đề cấp thiết trong giáo dục định hướng giá trị gia đình cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Gia đình, giá trị gia đình, sự biến đổi, xã hội, truyền thống, hiện đại. 1. Mở đầu Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong nhiều tác phẩm của mình, Người đã đề cập rất rõ đến vai trò của gia đình đối với con người và xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi con người xây dựng mối quan hệ yêu thương, bình đẳng, hòa thuận. Nhiều người cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nền tảng gia đình đang bị “lung lay”, gia đình đang mất đi những giá trị tốt đẹp của mình; con người quá coi trọng đồng tiền và đề cao vai trò cá nhân nên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên hình thức, lỏng lẻo, thậm chí bị xem nhẹ. Một số đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ có liên quan đén vấn đề gia đình được gắn liền với tên tuổi của các tác giả như Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ liên quan đến mảng chủ đề gia đình và Nho giáo; Lê Minh liên quan tới gia đình và văn hóa; Lê Thị Nhâm Tuyết với những khía cạnh của gia đình và sự bất bình đẳng giới; Lê Thị Quý với những khía cạnh của sự sai lệch chuẩn mực trong gia đình hiện đại, với bạo lực gia đình; Đặng Cảnh Khanh về gia đình và việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho trẻ em. . . Tác giả Lê Thi [1] đưa ra những nhận định và cảnh báo về những vấn đề mà gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt. Trong công trình khác [2], tác giả Lê Thi đã đề cập đến một số những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới tác động của môi trường sống hiện đại. Một trong những vấn đề đó sẽ được đề cập sâu hơn trong bài viết này về giá trị gia đình, về những biến đổi về mô hình gia đình, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và đạo đức gia đình. Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 18/10/2015. Liên hệ: Đàm Thị Vân Anh, e-mail: vananhtlgd@gmail.com 208 Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “gia đình” Từ trước đến nay tồn tại rất nhiều các quan điểm khác nhau về gia đình. Sau đây là một số khái niệm: Khái niệm gia đình trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái [trích lại theo 3; 4]. Dưới góc độ Tâm lí học, tác giả Ngô Công Hoàn cũng đưa ra định nghĩa về gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội. Các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lí, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định [4; 9]. Theo Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết, ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà [5;54]. Như vậy, gia đình không chỉ bao gồm các cá nhân mà còn bao gồm cả những mối quan hệ giữa những cá nhân với nhau: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ anh chị em,. . . Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, ràng buộc, liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm. Điều này đã kết hợp lại và hình thành nên những nhóm xã hội đặc thù là gia đình. 2.2. Nhữn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational science Giá trị gia đình Sự biến đổi Giá trị truyền thống Giá trị hiện đại Quan hệ vợ chồng Xã hội hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay
14 trang 89 0 0 -
3 trang 58 0 0
-
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 57 0 0 -
Đạo đức học thực tiễn của Xô-Crát
5 trang 32 0 0 -
Đánh giá tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi bằng TSD – Z của Klaus K. Urban
7 trang 31 0 0 -
Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
8 trang 30 0 0 -
Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
8 trang 28 0 0 -
Vận dụng tư duy thuận nghịch trong dạy học môn Toán
6 trang 26 0 0 -
Công tác đào tạo giáo viên và vai trò của các bài tập tâm lí học
6 trang 25 0 0