Danh mục

Giá trị của đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích bối cảnh lịch sử ra đời và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, quá trình vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị của đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM NĂM 1943, VỚIVIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Văn Linh 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩađặc biệt đối với cách mạng Việt Nam, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóamới Việt Nam. Với tính chất là một bản “đề cương” ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệtcủa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thểhiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc. Trong công cuộc đổi mớiđất nước, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa làmục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Bàiviết tập trung phân tích bối cảnh lịch sử ra đời và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Namnăm 1943, quá trình vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: đậm đà bản sắc dân tộc, Đề cương về văn hóa, nền văn hóa tiên tiến1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới mặt trận tư tưởng - văn hoá,tiến hành các cuộc vận động giác ngộ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí, chống chính sáchngu dân cuả thực dân và phong kiến. Năm 1940, khi Nhật tràn vào xâm chiếm Đông Dương,thực dân Pháp đầu hàng phát xít Nhật; lịch sử văn hoá Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện vàtồn tại của nhiều quan niệm khác nhau, nhiều xu hướng khác nhau. Nguy cơ bản sắc văn hoádân tộc bị mai một xuất hiện. Trong bối cảnh đó, năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương côngbố bản Đề cương về văn hoá Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đâylà văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn nghệ, có tính chất mở đường cho quá trìnhphát triển ngày càng hoàn thiện và làm sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối của Đảng về vănhoá, văn nghệ. Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, văn hoá cũng đang trong quá trình vận động, pháttriển, các giá trị văn hóa Việt Nam cũng có những biến đổi lớn sang một nền văn hoá tiên tiến,hiện đại trên cơ sở giữ vững và phát huy những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Tuy nhiên,sự chuyển hoá đó không thuận chiều, nếu thiếu ý thức coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc, càngkhông dễ vượt qua nếu không hiểu hết ý nghĩa chân chính của vấn đề hiện đại hoá văn hoá 822trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Việc vận dụng giá trị của Đề cương về văn hóa ViệtNam năm 1943 vào xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc là việc làm vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc.2. NỘI DUNG 2.1. Bối cảnh lịch sử và nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, từ ngày 22/09/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương,chính phủ Pháp thực hiện chính sách đầu hàng Phát xít Nhật để duy trì ách thống trị thực dâncủa mình. Còn Phát xít Nhật lợi dụng chính sách đầu hàng của Jean Decoux để thực hiện âmmưu biến Việt Nam thành bán thuộc địa của Nhật do đó Phát xít Nhật đẩy mạnh chính sáchxâm lấn Việt Nam về mọi phương diện quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa và dùng Việt Namlàm căn cứ đánh Trung Quốc và Ấn Độ. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, thực dân Pháp và Phátxít Nhật tung vào Việt Nam các loại triết thuyết thù địch như: Chủ nghĩa phục cổ, tuyên truyềnvăn hóa Trung cổ, văn hóa ngu dân, chủ nghĩa hư vô Trotsky chủ nghĩa Đại đông á, thuyết “âuhóa”, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa đầu hàng... Phát xít Nhật, Thực dân Pháp thẳng tayđàn áp các nhà văn hóa cách mạng, dân chủ, mặt khác chúng ra sức mua chuộc, lôi kéo một sốtrí thức văn nghệ sỹ vào các tổ chức văn hóa trá hình để làm công cụ truyền bá văn hóa phátxít, thực dân và điên cuồng kìm kẹp chống phá trào lưu văn hóa tân dân chủ. Về mặt kinh tế,xã hội, Nhân dân Việt Nam rên siết dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân, phát xít,phong kiến. Văn hóa Việt Nam lúc này đang bị chế độ phát xít thực dân kìm kẹp, nhiều nhà vănhóa, văn nghệ sỹ đứng trước sự bế tắc mất phương hướng. Trong nhiệm vụ giải pháp về vận động sâu rộng nhằm động viên mọi giai tầng xã hộitham gia cuộc Tổng khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương đã quyết định một chủ trương lớn:Tiến hành cuộc vận động văn hóa. Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn hoạt động về vănhóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống văn hóa phát xít. Từngày 25 đến ngày 28/2/1943, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội, Ban Thường vụ Trungương Đảng đã tiến hành Hội nghị để “Nhận xét tình hình mới” và đề ra “Nghị quyết những điềucần thiết,… những công việc phải làm ngay đặng mau hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng”.Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạnthảo được thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam là một Cương lĩnh văn hóa trong cuộc cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân. Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc, Đề cương đã dành phầnmở đầu đặt vấn đề về văn hóa, trong đó phạm vi của văn hóa “bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệthuật”. Như vậy, văn hóa được hiểu là đời sống tinh thần với ba lĩnh vực là tư tưởng, học thuậtvà nghệ thuật. Nếu đánh giá theo cách nhìn hiện tại thì quan niệm này còn hạn hẹp vì chưa baoquát hết được các lĩnh vực của văn hóa nhưng rõ ràng đặt trong thực tiễn cách mạng Việt Namlúc đó ba lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giải phóng văn hóa. Đối với tư ...

Tài liệu được xem nhiều: