Danh mục

Giá trị của lactat dịch não tủy trong đánh giá đáp ứng điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của lactate DNT trong đánh giá đáp ứng điều trị sau 48 giờ dùng kháng sinh ở trẻ viêm màng não mủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị của lactat dịch não tủy trong đánh giá đáp ứng điều trị viêm màng não mủ ở trẻ emtạp chí nhi khoa 2019, 12, 3 GIÁ TRỊ CỦA LACTAT DỊCH NÃO TỦY TRONG ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO MỦ Ở TRẺ EM Trần Kiêm Hảo, Nguyễn Hữu Sơn, Mai Thị Hiền Uyên Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của lactate DNT trong đánh giá đáp ứng điều trị sau 48 giờ dùng kháng sinh ở trẻ viêm màng não mủ. Đối tượng, phương pháp: Bệnh nhi nhập viện tại trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế trong 3 năm (2016-2018) với chẩn đoán viêm màng não mủ. Xác định chẩn đoán dựa vào phân tích kết quả dịch não tủy. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến cứu. Cỡ mẫu: mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các biến số nghiên cứu: tế bào, protein, glucose, lactate DNT trước và sau 48 giờ; đáp ứng điều trị (hoàn toàn, không hoàn toàn). Sử dụng đường cong ROC để phân tích khả năng dự báo đáp ứng điều trị của lactate DNT. Kết quả: 54 trường hợp VMNM (37 nam, 17 nữ), trung vị tuổi 46 tháng. 35 trường hợp đáp ứng hoàn toàn sau 48 giờ điều trị kháng sinh. Nếu lactate DNT trước điều trị >7,7 mmo/l tiên lượng khả năng đáp ứng không hoàn toàn với độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 80%. Mức giảm lactate DNT ở nhóm đáp ứng hoàn toàn nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm đáp ứng không hoàn toàn (6,5 ± 1,7 mmol/l so với 2,3 ± 1,6 mmol/l, p 3 mmol/l so với ban đầu tiên đoán đáp ứng điều trị hoàn toàn có độ nhạy 87% và độ đặc hiệu 87,1%. Diện tích dưới đường cong của mức thay đổi lactate DNT AUC = 0,887 và lớn hơn so với protein, glucose và tế bào dịch não tủy. Kết luận: Nồng độ lactate DNT lúc ban đầu và mức độ giảm sau 48 giờ điều trị có giá dự báo đáp ứng điều trị, tốt hơn so với protein, glucose và tế bào DNT tương ứng. ABSTRACT ROLE OF CEREBROSPINAL FLUID LACTATE LEVEL FOR EVALUATION TREATMENT RESPONSE OF BACTERIAL MENINGITIS IN CHILDREN Objectives: To determine the sensitivity and specificity of CSF lactate in predicting the treatmentresponse after 48 hours of antibiotic use in children with bacterial meningitis. Patient and method:Pediatric patients hospitalized at Pediatric Center of Hue Central Hospital for 3 years (2016-2018) withdiagnosis of bacterinal meningitis. Diagnosis is based on analysis of cerebrospinal fluid. Study design:Descriptive, prospective. Sample is taken by convenient sampling method. Variables including: CSFleukocyte, protein, glucose, lactate level at initial and 48 hoursafter antibiotic use; treatment response(complete, not complete). Use the ROC curve to analyze the predictability value of CSF lactate fortreatment response. Results: 54 cases of bacterial meningitis (37 males, 17 females), median age46 months. 35 cases met completely responded to antibiotics after 48 hours of treatment. At theNhận bài: 30-4-2019; Thẩm định: 5-6-2019; Chấp nhận:15-6-2019Người chịu trách nhiệm: Trần Kiêm HảoĐịa chỉ: Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ươ ng huếEmail: haotrankiem@yahoo.com32 phần nghiên cứucutoff of initial lactate level > 7.7 mmol / l could predict for incompletedresponse with a sensitivityof 75% and a specificity of 80%. CSF lactate level reducted in the group of completed response wassignificantly greater than that of the incompleted group (6.5 ± 1.7 mmol / l vs 2.3 ± 1.6 mmol / l,p 3 mmol / l compared to the initial could predictfor completed response with the sensitivity and specificity of 87% and 87.1%, respectively. The AUCof the lactatereducted level is 0.887 and greater than that for protein, glucose, and leukocyte. Conclusion: Initial CSF lactate concentrations and reduced levels after 48 hours of antibiotictreatment was very good at predicting the treatment response, and better than those of protein,glucose, and leukocyte respectively. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Viêm màng não mủ là bệnh nhiễm trùng hệ 2.1. Đối tượngthần kinh trung ương có nguy cơ đe dọa đến tính Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi nhậpmạng, đặc biệt ở trẻ em [8], [12]. Tỷ lệ tử vong cao viện tại trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trungvà di chứng do bệnh còn nặng nề. Tại Mỹ viêm ương Huế trong 3 năm (2016-2018) với chẩnmàng não mủ từ năm 1998 - 2007 có khoảng đoán viêm màng não mủ.4100 ca mắc bệnh trong đó 500 ca tử vong mỗi - Tiêu chuẩn chọn bệnh:năm [14]. Tại Bệnh viện Nhi trung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: