Danh mục

Giá trị giáo dục và bài học quản lí từ thuyết tính ác của Tuân Tử

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về giáo dục, Tuân Tử đề cao vai trò của Lễ nghĩa như là nội dung, phương tiện và mục đích hướng tới của quá trình giáo dục trong việc khắc chế bản năng con người. Về quản lí, Tuân Tử khẳng định biện pháp nêu gương và thưởng phạt công minh của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định hiệu quả của công tác quản lí con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị giáo dục và bài học quản lí từ thuyết tính ác của Tuân TửGIÁ TRỊ GIÁO DỤC VÀ BÀI HỌC QUẢN LÍTỪ THUYẾT TÍNH ÁC CỦA TUÂN TỬVÕ THỊ NGỌC THÚYTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Tính ác là một quan niệm phản truyền thống về tính người củaTuân Tử, một Nho gia Tiên Tần. Nảy nở trong không khí chiến tranh khốcliệt thời Chiến Quốc, thuyết Tính ác đặt con người trước yêu cầu nhìn nhậnlại nguồn gốc của tranh chấp và rối loạn xã hội nằm ngay trong bản tính hiếulợi, tham dục của từng cá nhân. Xuất phát từ quan niệm tính người là ác,Tuân Tử đã đề xuất nhiều lí luận về giáo dục và quản lí con người. Về giáodục, Tuân Tử đề cao vai trò của Lễ nghĩa như là nội dung, phương tiện vàmục đích hướng tới của quá trình giáo dục trong việc khắc chế bản năng conngười. Về quản lí, Tuân Tử khẳng định biện pháp nêu gương và thưởng phạtcông minh của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định hiệu quả củacông tác quản lí con người.Từ khóa: Tuân Tử, tính ác, giáo dục1. ĐẶT VẤN ĐỀTuân Tử là một triết gia với những tư tưởng phong phú và đặc sắc của triết học TrungHoa thời Chiến Quốc. Nổi bật trong học thuyết của Tuân Tử là thuyết tính ác. Khi bànvề tính người, Tuân Tử đã vượt qua cái bóng của những người thầy của mình để khẳngđịnh rằng bản tính con người ta là ác. Đây là quan điểm trung tâm chi phối các tư tưởngkhác của ông về tâm lí, chính trị, xã hội. Trong khi thầy Mạnh Tử cho rằng “nhân chisơ tính bản thiện”, Tuân Tử lại phủ quyết nhận định đó: “nhân chi tính ác, kì thiện giả,ngụy giả” (tính con người ta là ác, cái thiện là giả ngụy). Tuân Tử phân biệt hai đặc tínhcủa con người là đặc tính tự nhiên và đặc tính xã hội, trong đó, ông nhấn mạnh đến đặctính tự nhiên như là điểm xuất phát chung của tất cả mọi người. Tất cả chúng ta giốngnhau ở bản chất ác, tham dục, hiếu lợi. Từ điểm xuất phát giống nhau đó, ai có thể trởthành thánh nhân, thiện nhân hay cao nhân là tùy thuộc công phu tu dưỡng, học tập, rènluyện của mỗi người. Khẳng định bản tính ác của con người là đương nhiên, Tuân Tửmượn đó làm bàn đạp để đề cao vai trò của giáo dục trong việc cải tạo bản tính conngười. Mặc dù cho rằng người ta sinh ra vốn ác, nhưng Tuân Tử không phủ nhận bảntính này có thể được cảm hóa để thay đổi hướng thiện và ông còn thuyết phục rằnghướng thiện là xu hướng tất yếu của con người như đói muốn no, lạnh muốn ấm, ác nênmuốn thiện. Chính những luận điểm mang tính phản đề trên của Tuân Tử đã đem lạinhiều gợi ý bổ ích cho các nhà giáo dục và quản lí trong hoạt động của mình. Đây là haiđối tượng mà việc nắm bắt tâm lí của đối tác đóng vai trò quyết định trong thành côngcủa họ. Đối với các nhà giáo dục, họ cần hiểu đặc điểm tâm sinh lí người học để đề ranội dung, phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả. Đối với các nhà quản lí,Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 63-7264VÕ THỊ NGỌC THÚYhọ cần hiểu tâm lí nhân viên để quản lí và sử dụng đúng người, đúng việc, đúng mụcđích nhằm đạt kết quả cao nhất trong công việc.2. ĐÓNG GÓP CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI GIÁO DỤC2.1. Về quan điểm giáo dục* Đối tượng của giáo dục là bản tính của con ngườiTuân Tử quan niệm TÍNH là thiên sinh (cái trời sinh ra đã có), vốn thế, không cần họccũng “không thể làm ra được”. Mở đầu thiên Tính ác, Tuân Tử viết: “Nhân chi tính ác,kì thiện giả, ngụy dã” [4, tr. 289]. Chữ “ngụy” được Vương Tiên Khiêm giải thích là“Ngụy, nhân vi dã, kiểu dã, kiểu kì bản tính dã. Phàm phi thiên tính nhi nhân tác vi chigiả giai vị chi ngụy” [4, tr. 289] (Ngụy là cái người làm ra, sửa chữa cái bản tính mà có.Phàm những cái không phải thiên tính mà là do người làm ra đều gọi là ngụy). Tuân Tửkhông nêu đích danh thuật ngữ “giáo dục” mà dùng chữ “ngụy” để ám chỉ những hoạtđộng của con người nhằm thay đổi bản tính ác. Có lúc Tuân Tử lại dùng cụm từ “hóatính khởi ngụy” để chỉ công phu hướng thiện. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động“hóa tính” tạo ra “ngụy” chính là hoạt động giáo dục và đối tượng của giáo dục chính làTính (bản tính, thiên tính) của con người. Hơn nữa, đối tượng của giáo dục là như nhau,bởi tính con người đều giống nhau. Ở điểm này Tuân Tử vẫn giữ quan điểm của thầyKhổng Tử “Tính tương cận, tập tương viễn” (tính vốn gần nhau, do học tập mà xa nhau).Tuân Tử nói: “Thánh nhân chi sở dĩ đồng ư chúng kì bất dị ư chúng giả, tính dã; sở dĩ dịnhi quá chúng giả, ngụy dã” [4, tr. 292] (Thánh nhân sở dĩ giống với quần chúng, khôngkhác quần chúng là ở cái tính, sở dĩ khác và vượt qua quần chúng là ở ngụy)Điều then chốt cần lưu ý nhất trong quan điểm giáo dục của Tuân Tử là bản tính – đốitượng của giáo dục - là ác, hiếu lợi, ham dục. Tuyên bố này của Tuân Tử đã phủ nhậnniềm tin ngây thơ và những quan niệm giản đơn trong giáo dục truyền thống (từ cácNho gia như Khổng Tử, Mạnh Tử đến các nhà giáo dục hiện đại) về bản chất lươngthiện của con người. Đồng thời, ông cũng cảnh tỉnh chúng ta nhận thức lại về nguy cơxảy ra tranh chấp, khả ...

Tài liệu được xem nhiều: