Danh mục

Giá trị kiến thức truyền thông địa phương đối với ứng phó biến đổi khí hậu vùng ven biển và hải đảo

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.52 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nội dung về các vấn đề đương đầu của những cộng đồng dân cư ở các vùng ven biển và hải đảo, trên cơ sở đó hiểu biết giá trị và vận dụng những kinh nghiệm,những kiến thức trong lĩnh vực khắc phục biến đổi khí hậu. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị kiến thức truyền thông địa phương đối với ứng phó biến đổi khí hậu vùng ven biển và hải đảo GIÁ TRỊ KIẾN THỨC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Võ Trí Chung Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB)AbstractVietnam is one of five countries in the world which will be affected most seriously by climatechange according to international forecasts, particularly its coastal and island regions. Itslong coast and its archipelago of marine islands stand in the front lines of coming naturaldisasters.How can the negative impacts arising from climate change be prevented or mitigated wherethere is such high population density and focal economic and industrial zones?Application of modern measures should be harmonized with local traditional knowledge infacilitating adaptation solutions to climate change, especially on the coast.Classification of local communities and identification of traditional knowledge categories, asin current trends in human ecology, could be important and necessary in this case study.1. Các vấn đề phải đương đầuCộng đồng quốc tế thống nhất xác định từ những diễn đàn toàn cầu về chủ đề môi trường thếkỷ 21. Con người đương đại phải đương đầu trước những thử thách trong tiến trình phát triển:  Nhu cầu lương thực và sản xuất nông nghiệp;  Thu hẹp sinh cảnh các loài sinh vật hoang dã;  Đô thị hóa nhanh và quy mô lớn;  Sản phẩm năng lượng;  Hệ thống hạ tầng cơ sở;  Biến đổi khí hậu;  Ô nhiễm môi trường.Biến đổi khí hậu là thử thách quan trọng đối với con người trên hành tinh này trong tiến trìnhtồn tại và phát triển. Việt Nam là một trong số 5 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp điển hình nhấtcủa biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu thể hiện ở những thiên tai nghiêmtrọng như:  Mực nước biển dâng cao;  Tần suất và cường độ những cơn bão nhiệt đới gia tăng;  Nhiệt độ khí quyển tăng lên;  Hạn hán và mưa lũ diễn biến bất thường, trái mùa và cực đoan ở nhiều vùng miền; 241  Hậu quả diễn biến khí hậu dẫn đến ngập lụt, sa mạc hóa, sụt lở đất, sóng biển dâng cao…Mực nước biển dâng cao, tần suất và cường độ những cơn bão nhiệt đới gia tăng xuất hiện bấtthường, cường triều trái quy luật, những thiên tai gây thảm họa đối với vùng ven biển, hải đảotrong bối cảnh biến đổi khí hậu đang và sẽ diễn ra nghiêm trọng đối với nước ta. Bờ biển ViệtNam dài gần 4.000 km, quần đảo và đảo trải khắp lãnh hải quốc gia bao quanh lãnh thổ lụcđịa, thể hiện bình diện hứng chịu những tác động trực tiếp của biển cả trong quá trình biến đổikhí hậu của hành tinh.Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố trong một báo cáo tháng 2/2007, xếp Việt Nam vàodanh sách những nước sẽ bị tổn thương cao nhất do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu vàViệt Nam đứng vào 5 quốc gia chịu ảnh hưởng hàng đầu của danh sách đó. Biến đổi khí hậudẫn đến hậu quả thiên tai nghiêm trọng đối với Việt Nam phần lớn ở vùng ven biển và hảiđảo, đối tượng cư dân chịu ảnh hưởng chiếm quá nửa tổng dân số, nơi tập trung hầu hếtnhững vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp quy mô lớn, hệ thống cảng biển và đôthị quan trọng, những đầu mối giao thương quốc tế. Quá trình biến đổi khí hậu dẫn đến nhữngtrạng thái tác động từ thiên tai đối với ven biển và hải đảo:  Mực nước biển dâng cao;  Tần suất, cường độ, chiều hướng: ngập triều, sóng cả, giông bão, mưa cơn, diễn biến bất thường và gia tăng;  Cường độ và dung lượng lũ đổ xuống các vùng cửa sông ra biển gia tăng mạnh, sức phá hủy lớn, gây nên hậu quả nặng nề;  Sức công phá cộng hưởng các loại hình thiên tai phá vỡ nghiêm trọng hầu hết những sinh cảnh vùng ven biển, hải đảo, đồng thời hầu hết các công trình hạ tầng cơ sở (đường sá, bến cảng, sân bay, khu công nghiệp…) bị phá hủy;  Xâm nhập mặn đã và đang gia tăng diện tích đất đai phi canh tác, phi cư dân, phi phát triển kinh tế-xã hội.2. Kịch bản biến đổi khí hậuTrong năm 2008, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) thực hiện công trình nghiên cứuthí điểm “Đánh giá tác động biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh: Cà Mau – Việt Nam” (và tỉnh Krabi– Thái Lan), trên các kịch bản thể hiện ở mô hình nghiên cứu đều thể hiện những tác hạinghiêm trọng đối với sinh cảnh và tình trạng kinh tế-xã hội (nước biển ngập tràn nhiều côngtrình hạ tầng cơ sở, nhiều vùng dân cư, nhiều vùng sản xuất nông lâm ngư…).Nhìn toàn cảnh dải ven biển và hệ thống hải đảo nước ta, liên quan tới dự báo những tác độngcủa quá trình biến đổi khí hậu kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển bềnvững, chủ yếu tác động từ nước biển dâng, sóng biển mạnh và cao hơn bình t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: