Danh mục

Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.71 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn tới. Đặc trưng của đổi mới đào tạo giáo viên là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nghề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0188Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 32-40This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn tới. Đặc trưng của đổi mới đào tạo giáo viên là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nghề. Trong đó, năng lực nghề được hiểu là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, thái độ và kĩ năng nghề cuả cá nhân trong một hoạt động nhất định; giải quyết có hiệu quả các tình huống khác nhau. Đồng thời năng lực nghề được hình thành và phát triển ngay trong quá trình hoạt động nghề của người giáo viên. Để mang lại hiệu quả trong đào tạo giáo viên theo tiếp cận mới, cần triển khai hàng loạt giải pháp. Từ quan niệm về năng lực nghề, xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, với nguyên lí phổ biến: mọi hoạt động đào tạo đều hướng đến hình thành và phát triển năng lực nghề cho SV và phương thức đào tạo là sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo tại trường sư phạm với đào tạo và phát triển tại trường phổ thông phát triển nghề. Từ khóa: Đào tạo giáo viên, NL nghề, tiếp cận NL nghề trong đào tạo giáo viên.1. Mở đầu Từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển đã tiếnhành cải cách (đổi mới) giáo dục, trong đó có đổi mới đào tạo giáo viên [4]. Xu hướng chung ởcác quốc gia này là chuyển từ đào tạo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) nghề [18]. Ởnước ta sự nghiệp đổi mới giáo dục được triển khai từ năm 2011 theo Nghị quyết 29 của Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [3] và Nghị Quyết 88/2014/QH13 của Quốc Hội [14].Trong đó nhấn mạnh, mục tiêu chuyển giáo dục phổ thông từ nặng về truyền thụ kiến thức sangphát triển NL đa dạng của học sinh. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo giáo viên của các trường sưphạm cũng phải đổi mới theo tiếp cận NL nghề. Thời gian qua, nhiều công trình khoa học về đàotạo giáo viên theo hướng tiếp cận NL nghề đã được thực hiện và công bố [1, 5, 8, 17]. Trong đó,vấn đề NLvà NL nghề của người giáo viên đã được làm sáng tỏ và tương đối thống nhất. Tuy nhiêncác giải pháp đào tạo giáo viên trong trường sư phạm theo hướng tiếp cận NL hiện còn nhiều quanniệm khác nhau và chưa có tính hệ thống. Bài viết này tập trung vào hai vấn đề: Tiếp cận NL nghềtrong đào tạo giáo viên và giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường Sư phạm đáp ứngyêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015Liên hệ: Phan Trọng Ngọ, e-mail: ngotamly@gmail.com32 Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiếp cận NL nghề trong đào tạo giáo viên Có hai câu hỏi lớn cần có lời giải về tiếp cận NL trong đào tạo giáo viên: Thế nào là tiếpcận NL trong đào tạo giáo viên? Khung NL nghề của người giáo viên là gì?2.1.1. Năng lực nghề và tiếp cận năng lực nghề trong đào tạo giáo viên Những năm gần đây đã có sự chuyển dịch từ xu hướng coi NL là tiềm năng tâm lí của cánhân đối với hoạt động [11] sang NL là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị,thái độ và kĩ năng cuả cá nhân để hoàn thành có kết quả các hoạt động hay các công việc nhất định[10, 19]. Đồng thời NL hoạt động của cá nhân cũng được hình thành và phát triển ngay trong quátrình giải quyết các tình huống đó. Quan niệm trên về NL là cơ sở trong việc hình thành và pháttriển các NL cao cấp như NL sư phạm [12]. NL sư phạm được hiểu là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, thái độvà kĩ năng sư phạm của người giáo viên để hoàn thành có kết quả các hoạt động dạy học và giáodục học sinh [5, 7, 17]. Trên thực tế, nghề dạy học là một phức hợp các hoạt động quan hệ tươngtác hữu cơ với nhau, nên NL nghề dạy học được hiểu là tổ hợp các NL phản ánh cấu trúc hoạt độngnghề dạy học: Nhóm NL chuyên môn; Nhóm NL dạy học; Nhóm NL giáo dục; Nhóm NL địnhhướng sự phát triển cá nhân học sinh; Nhóm NL phát triển cộng đồng nghề và xã hội; Nhóm NLphát triển cá nhân [1, 5, 7, 8, 17]. Chuyển vào trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, tiếp cận NL nghề là hướng đến đào tạo và pháttriển các NL nghề của người SV. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện: xây dựngđược chuẩn NL đầu ra và tổ chức đào tạo theo chuẩn, với các đặc trưng: Mục tiêu đào tạo theohướng tiếp cận NL, nghĩa là mụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: