Danh mục

Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng hồi sức khoa nội - hồi sức thần kinh bệnh viện Hà Nội Việt Đức - 2016

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu hành động đã được một nhóm Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Đại học Sanfracisco, nghiên cứu được tiến hành qua 3 giai đoạn trong khoảng thời gian từ 15/6/2016 đến 19/9/2016 bao gồm đánh giá thực trạng, xác định can thiệp và đánh giá sau can thiệp nhằm mục đích làm giảm nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh nằm điều trị tại phòng Hồi sức khoa Nôi – Hồi sức thần kinh. Sử dụng phân tích sống còn để phân tích số liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng hồi sức khoa nội - hồi sức thần kinh bệnh viện Hà Nội Việt Đức - 2016 GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ TRÊN NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG HỒI SỨC KHOA NỘI- HỒI SỨC THẦN KINH BỆNH VIỆN HÀ NỘI VIỆT ĐỨC - 2016 Trần Văn Oánh, Nguyễn Thị Hằng, Chu Văn Long Nguyễn Ngọc Thực, Nguyễn Hữu Trung, Phạm Thị Sơn và cộng sự ABSTRACT Pressure ulcers still occur with significant frequence, especially in ICU patients whose mobility is reduced, preventing and treatment of pressure ulcers is still a challenge to many hospitals in general and Viet Duc Hospital in particular. An action research was conducted by a group of nurses working at Viet Duc Hospital with the guidance of experts from Sanfancisco University. This research including 3 stages which were assessment of status of pressure ulcers, identification of interventions and evaluation of interventions from 06/15/2016 to 09/19/2016 with the objective that was reducing the risk for pressure ulcers in patients treated in ICU room of neurology department III. The data was analyzed with survival analysis. The results show: Before the interventions, the incidence rate was 25% of patients getting pressure ulcers after 4 days of stayed in ICU room; the preventing interventions based on Braden Scale were shown to be effective when they were implemented continually; after interventions, there was a decrease of 88.8% in the risk for pressure ulcers in comparison with before interventions, this is statistical (p = 0.002). TÓM TẮT Loét tỳ đè vẫn đang xảy ra với một tần suất đáng phải quan tâm và đặc biệt là trên các bệnh nhân hồi sức, bệnh nhân có hạn chế vận động; việc phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè vẫn là vấn đề thách thức với các bệnh viện trong đó có Bệnh viện HN Việt Đức. Nghiên cứu hành động đã được một nhóm Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Đại học Sanfracisco, nghiên cứu được tiến hành qua 3 giai đoạn trong khoảng thời gian từ 15/6/2016 đến 19/9/2016 bao gồm đánh giá thực trạng, xác định can thiệp và đánh giá sau can thiệp nhằm mục đích làm giảm nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh nằm điều trị tại phòng Hồi sức khoa Nôi – Hồi sức thần kinh. Sử dụng phân tích sống còn để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy thực trạng về nguy cơ loét là 25% người bệnh có loét sau 4 ngày điều trị, các can thiệp dự phòng trên cơ sở Bảng yếu tố nguy cơ loét tỳ đè Braden cho thấy có hiệu quả khi việc dự phòng loét tỳ đè cho người bệnh đảm bảo được liên tục. Sau can thiệp, nguy cơ loét của người bệnh giảm 88.8% so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (P=0.002). ĐẶT VẤN ĐỀ Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến người bệnh cả về thể chất và tinh thần. Đây là hậu quả của quá trình kéo dàisự tỳ nén lên phần mô mềm giữa xương với bề mặt bên ngoài cơ thể gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào. Kéo dài thời gian nằm 29 viện, tăng chi phí chăm sóc y tế, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và thậm chí tử vong là những hệ quả tất yếu của loét tỳ đè. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc người bệnh, cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây bệnh đã được làm rõ cũng như các yếu tố liên quan đến nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh đã được các nghiên cứu chỉ ra; như trong nghiên cứu của Keller BP, Wille J và cộng sự cho thấy các yếu tố liên quan đến nguy cơ suất hiện và sự tiến triển loét trên người bệnh là thời gian phẫu thuật, số lượng phẫu thuật thực hiện trên người bệnh, ỉa chảy, Protein, Albumin máu trước phẫu thuật thấp, giảm cảm giác, độ ẩm của da, suy giảm tuần hoàn, tiểu đường, suy giảm vận động, việc sử dụng các thuốc có ảnh hưởng tới sự co thắt của tim, khả năng năn trở kém [1]; nghiên cứu của Barbara Braden và Nancy Bergstrom (1987)cho thấy có 6 yếu tố nguy cơ chính làkhả năng cảm giác, độ ẩm da, mức độ vận động hoặc khả năng hoạt động, tình trạng bất động, khả năng dinh dưỡng, mức độ chịu cọ sát;nghiên cứu của Harris &Fraser năm 2004 cho kết quả là nguy cơ loét tỳ đè có thể tăng đến 74% khi kết hợp các yếu tố bất động, suy giảm hệ miễn dịch và giảm khối cơ [2]; nhưng việc phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè vẫn là vấn đề thách thức với các bệnh viện. Loét tỳ đè vẫn đang xảy ra với một tần suất đáng phải quan tâm và đặc biệt là trên các bệnh nhân hồi sức, bệnh nhân có hạn chế vận động. Nghiên cứu của Woodbury vàHoughton năm 2004 trên 14102 bệnh nhân ở 65 cơ sở y tế tại Canada cho tỷ lệ mắc ước tính của loét tì đè là 26,0% [3].Từ năm 2002 đến 2006, Shahin ES và cộng sự đã thực hiện các nghiên cứuhàng năm vớitổng số 1760 bệnh nhân cho kết quảlà tỷ lệ có loét trên các bệnh nhân hồi sức giao động trong khoảng 30%[4].Trong nghiên cứu của Fife C, Otto G và cộng sự trên các bệnh nhân tại một đơn vị hồi sức thần kinh cho kết quả có 23 trên 186 bệnh nhân suất hiện ít nhất một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: