Danh mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên (Vùng). Thông qua giới thiệu vị thế của Vùng, có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bài viết chỉ ra nguyên nhân làm cho Vùng chưa phát triển, giàu có và thịnh vượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÙNG KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN Đỗ Trọng Thảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên (Vùng). Thông qua giới thiệu vị thế của Vùng, có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bài viết chỉ ra nguyên nhân làm cho Vùng chưa phát triển, giàu có và thịnh vượng. Trên cơ sở các chương trình tín dụng đang được ngành Ngân hàng triển khai, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên. Từ khóa: Miền Trung, Tây Nguyên, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước. 1. Vị thế Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên với 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên, có địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn kéo dài ra tới biển, chia cắt các tỉnh; có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối giữa hai miền Nam - Bắc. Biển miền Trung là cửa ngõ ra Biển Đông của Việt Nam và nước bạn Lào, có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế khu vực ven biển; có tiềm năng rất lớn về du lịch biển, đảo, khai thác dầu khí, vận tải biển, logistics, dịch vụ, phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, phát triển công nghiệp nặng, khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Miền Trung là cầu nối quan trọng của Tây Nguyên trong hội nhập, thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tây Nguyên có vị trí chiến lược thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuhia - Lào - Việt Nam; có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, thủy điện, điện mặt trời; Rừng Tây Nguyên có chức năng phòng hộ rất lớn, là nguồn nước ngọt, hậu phương cho sự phát triển ổn định và bền vững của cả Vùng. Miền Trung và Tây Nguyên hội tụ những điều kiện địa lý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Sáu tháng đầu năm 2019, tăng trưởng bình quân của 14 tỉnh miền Trung đạt 8,5% và 5 tỉnh Tây Nguyên là 7,3%, cao hơn bình quân chung cả nước; các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, thu hút vốn đầu tư, doanh thu du lịch... đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Các tỉnh trong Vùng rất quan tâm đến công tác cải cánh hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, thực hiện nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong Vùng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ, thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân khoảng 10,36%/năm (cao hơn mức tăng bình quân của cả nước); môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; các tỉnh rất quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển và du lịch biển, đảo. Ngoài ra, các vấn đề xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo đều được chú trọng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việc phát triển liên kết vùng đã được các Tỉnh quan tâm triển khai và đạt kết quả tích cực. 181 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Một số hạn chế Tuy có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng đến nay Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa giàu có và thịnh vượng; có nhiều nguyên nhân cho sự chậm trễ phát triển của Vùng, tập trung các nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, Vùng có địa bàn trải rộng, nhiều đồi, núi kéo dài ra tới biển đã cản trở việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc kết nối giao thông đường bộ. Cơ sở hạ tầng còn yếu, nhất là đường giao thông nông thôn; mặc dù đa số các tỉnh trong Vùng nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt Bắc Nam, nhiều Tỉnh có sân bay, các tỉnh ven biển có nhiều cảng biển tốt, sâu, kín gió, nhưng những cơ sở đó chưa đủ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, chưa khai thác hết công suất hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có. Nhiều nơi của Vùng vẫn còn hoang sơ, diện tích bề ngang hẹp, nhiều đồi, núi nên rất khó và tốn kém để doanh nghiệp xây dựng các dự án lớn. Hạ tầng giao thông còn yếu, tuyến đường ven biển kết nối các tỉnh đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến đường ngang kết nối miền biển lên miền núi chưa được mở rộng, nâng cấp, nhiều nơi vẫn là đường độc đạo. Thứ hai, thiếu liên kết Vùng, thiếu liên kết giữa các tỉnh lân cận nhau để cùng nhau phát triển. Từ năm 2008, Chính phủ đã hình thành Khu kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm 5 tỉnh ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025 gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy đã có quy hoạch bước đầu của Chính phủ, nhưng việc đầu tư của các địa phương còn mang t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: