Danh mục

Giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường Đại học Nha Trang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.84 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu: Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngữ của trường đại học Nha Trang trong thời điểm hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường Đại học Nha Trang GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG GV. Nguyễn Đức Thuần – Khoa CNTT GV. Vũ Thăng Long – Khoa Cơ khí I. Đặt vấn đề Mong muốn nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường đại học Nha Trang, có lẽ là ước muốn của Lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của nhà trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp cụ thể để triển khai cần phải có nhận định, phân tích, cũng như đưa ra quyết định một cách hợp lý phù hợp với thực trạng của người học, người dạy hiện nay. Trong phần trình bày này, chúng tôi xin phân tích thực trạng và đề xuất một giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu: nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngữ của trường đại học Nha Trang trong thời điểm hiện nay. II. Thực trạng a. Nhu cầu xã hội Hiện nay, thị trường lao động đòi hỏi nhân lực có trình độ đại học phải có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, hội nhập với nước ngoài. Vì thế, năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đặt hàng đầu. Đã nhiều phản ảnh của các doanh nghiệp về nhân lực được tuyển dụng từ trường đại học Nha Trang: khả năng ngoại ngữ chuyên môn chưa đáp ứng (!). Qua tìm hiểu, chúng tôi liệt kê một số tiêu chí về năng lực tiếng Anh cần có của 1 kỹ sư, cử nhân trong thời điểm hiện nay, xếp theo thứ tự ưu tiên từ trước đến sau: - Khả năng đọc, hiểu catalogue, tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành chuyên ngành (manual document) - Khả năng đọc các bài báo, sách chuyên ngành - Khả năng giao tiếp, trao đổi chuyên môn - Khả năng thảo luận, tham gia hội thảo - Viết các đề án, báo cáo kế hoạch, bài báo khoa học, … b. Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên Những năm gần đây, sinh viên trúng tuyển vào trường đại học Nha Trang thường là con em nông-ngư dân, đa phần điểm trúng tuyển của các em chỉ xấp xỉ điểm sàn. Năng lực chuyên môn hạn chế, khả năng ngoại ngữ, tin học cũng không là ngoại lệ (cá biệt có những em chưa được học ngoại ngữ, hoặc trình độ ngoại ngữ là con số 0 (!)). Chúng ta có thể thấy điều đó qua các số liệu thống kê hằng năm của nhà trường. Trừ sinh viên chuyên ngữ, kết quả đạt chuẩn dù là TOEIC MÔ PHỎNG của sinh viên năm cuối là quá thấp (đơn cử: những năm gần đây, khoảng 55-60% sinh viên ngành công nghệ thông tin là không đủ chuẩn ngoại ngữ để nhận bằng tốt nghiệp). 24 Như đã trình bày trên, khả năng ngoại ngữ “cơ sở” là chưa đạt chuẩn. Vì vậy, khả năng tiếp thu, tra cứu hay đọc hiểu tài liệu chuyên môn của sinh viên là rất hạn chế. Vấn đề này cần có đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, trung thực để có giải pháp phù hợp. c. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong thời gian qua Nhận thấy yêu cầu của xã hội, thị trường lao động, Ban giám hiệu đã có những chủ trương lớn nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên. Có thể đơn cử các ví dụ: - Giáo viên đăng ký giảng dạy học phần bằng tiếng Anh được tính hệ số 1.5 cho 1giờ giảng. - Xây dựng bài giảng tiếng Anh chuyên ngành được tính như đề tài nghiên cứu khoa học – Khoa Ngoại ngữ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận kết quả nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên là chưa đạt như mong muốn. Lý do chính là bất cập: - Người học không thể lĩnh hội được bài giảng, giảng viên không thể sử dụng tiếng Anh để trình bày cũng như trao đổi với người học (do năng lực người học hạn chế). - Một số giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành nhưng không am tường kiến thức chuyên môn, nên không thể giải thích các thuật ngữ chuyên môn, đồng thời nội dung bài giảng không logic, không gây hứng thú, thậm chí trở nên khó hiểu, không gây ấn tượng lôi cuốn người học. - Mỗi ngành đều cấu thành từ nhiều học phần và mỗi học phần chuyên ngành đều có những chuyên môn và thuật ngữ riêng, việc gộp chung tiếng Anh chuyên ngành thành một học phần độc lập khiến nội dung giảng dạy khó có thể bao quát được hết tất cả yêu cầu của ngành, đồng thời Giảng viên cũng không thể nắm hết được kiến thức và thuật ngữ của ngành đó để giảng dạy cho sinh viên. - Người học do hạn chế năng lực tiếp thu, nên việc học tiếng Anh chuyên ngành mang tính chất đối phó, kiến thức tích lũy khi ra trường về tiếng Anh chuyên ngành gần như là số không. - Không có đánh giá tổng kết rút bài học kinh nghiêm việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hằng năm để có những điều chỉnh kịp thời. III. Đề xuất giảng pháp Để dạy và học tiếng Anh chuyên ngành đi vào thực chất, hiệu năng cao như yêu cầu xã hội, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp sau: - Tạo một phong trào đưa tiếng Anh chuyên ngành vào tất cả các học phần chuyên ngành bằng cách: trong mỗi một học phần chuyên ngành, các từ khóa (key word) phải dùng tiếng Anh. - Bài giảng chuyên môn phải có ít nhất một tài liệu tham khảo tiếng Anh. 25 - Một số tiểu mục yêu cầu sinh viên phải đọc tài liệu tiếng Anh và trình bày lại (theo nhóm hoặc cá nhân). - Sau một thời gian nhất định, các slide bài giảng chuyên môn sẽ được viết bằng tiếng Anh dựa theo tài liệu tiếng Anh chuẩn, được Bộ môn thông qua (như một số trường lớn của Tp HCM đã tiến hành). Khi giảng dạy, tùy theo khả năng của sinh viên và giảng viên mà có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. - Trong đề thi kết thúc học phần có một câu nhỏ: sinh viên hoặc phải dịch đoạn văn ra tiếng Việt, hoặc phải đọc hiểu để thực hiện bài làm (tiếng Việt), hoặc phải giải thích thuật ngữ chuyên ngành. Khi thi, khuyến khích giảng viên ra đề mở và chỉ cho phép sinh viên tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh. - Khuyến khích sinh viên đọc ...

Tài liệu được xem nhiều: