Danh mục

The language of Chemistry, Food and Biological Technology in English

Số trang: 163      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 103      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu The language of Chemistry, Food and Biological Technology in English được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên ngành Hóa, Thực phẩm và Công nghệ sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
The language of Chemistry, Food and Biological Technology in English GS. TS Nguyễn Thị Hiền (chủ biên). GS.TS. Nguyễn Trọng Đàn; ThS. Lê Thị Lan Chi THE LANGUAGE OF CHEMISTRY,FOOD AND BIOLOGICAL TECHNOLOGY IN ENGLISH (NGÔN NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC, CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC) ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 2009 LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Tiếng Anh “The language of Chemistry, Food and Biological Technology in English” (TACN) được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên ngành Hóa, Thực phẩm và Công nghệ sinh học. Cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên và các bạn đọc quan tâm đến các chuyên ngành trên. Cuốn sách được chia làm bốn phần chính theo kinh nghiệm các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Hóa, Thực phẩm của các trường Đại học kỹ thuật Hóa Thực phẩm Praha Tiệp Khắc, Ba Lan, Nga, Úc, Anh. Phần 1: Các bài khóa cơ bản - gồm 60 bài khóa giới thiệu bức tranh toàn cảnh của chuyên ngành Hóa, Thực phẩm và Công nghệ sinh học. Từ các ngành Hóa đến các nguyên tố; từ kỹ thuật ngành Hóa nói chung đến việc chưng cất hoặc khái niệm tạo ra một sản phẩm cụ thể nói riêng trong các lĩnh vực khoa học về công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học, với các ngôn từ và kết cấu quan trọng, cách diễn đạt bằng tiếng Anh. Phần 2: Tóm tắt ngữ pháp tiếng Anh áp dụng trong khoa học - đó là thứ ngữ pháp mang đặc thù của ngành với cách viết tắt, cách đọc các công thức hóa học, các nguyên tố hóa học, cách phát âm các từ chuyên ngành có gốc La tinh, Hy lạp. Phần 3: Bài tập - gồm một số bài tập để luyện cách phát âm, cách đọc các từ viết tắt, công thức hóa học, các nguyên tố hóa học, số và phân số, các bài dịch Anh-Việt, Việt-Anh... và một số bài kiểm tra để người đọc tự đánh giá khả năng ngôn ngữ của mình, tăng khả năng dịch và đọc tiếng Anh chuyên ngành. Phần 4: Từ vựng - bao gồm các từ và các cụm từ đã dùng trong các bài khóa được liệt kê theo thứ tự A, B, C. Nghĩa của từ và cụm từ là nghĩa văn cảnh của ngành khoa học có liên quan đến các bài khóa. Hệ thống phiên âm quốc tế cũng được dùng để giúp cho việc tự học và tra cứu của người đọc và độc giả có thể hiểu và đọc chính xác các từ tiếng Anh chuyên môn này. Mỗi bài ở phần 1 có kết cấu như sau: (i) Bài khóa giới thiệu chủ đề (ii) Bài tập: A- Đọc và dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt B- Trả lời câu hỏi theo nội dung bài khóa C- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh Khi biên soạn cuốn TACN, các tác giả chú ý cung cấp ngữ liệu của ngành Hóa, Thực phẩm và Công nghệ sinh học trong những ngôn cảnh của chuyên ngành này giúp người đọc hình thành các kỹ năng đọc hiểu với các cấu trúc cơ bản nhất hay gặp trong các tài liệu khoa học. Các câu hỏi theo nội dung bài học nhằm giúp người học phát triển kỹ năng nghe nói. Các câu dịch bước đầu chuẩn bị cho người học hình thành kỹ năng viết theo văn phong khoa học của ngành. Mặc dầu cuốn sách này đã bắt đầu được biên soạn từ những năm 1980, đưa vào dạy sinh viên ngành Công nghệ lên men từ nhưng năm 1990 và cho đến nay được hoàn chỉnh dần phục vụ chính thức cho sinh viên chính quy từ năm 1997. Cuốn sách được biên soạn gồm 40 bài khóa và 20 bài đọc thêm với các chuyên ngành hẹp với mong muốn dạy cho sinh viên từ học kỳ 5 đến học kỳ 8, mỗi học kỳ 45 tiết. Cùng với mỗi bài khóa có bài luyện và ôn ngữ pháp cơ bản, như vậy sinh viên học đến năm thứ 5 chuyên ngành sẽ có thể đọc sách kỹ thuật tốt hơn nhiều. Việc biên soạn cuốn sách này cũng không tránh khỏi khiếm khuyết,với lần in thứ nhất vào dịp 45 năm ĐHBK Hà nội và lần thứ 2 tại Nhà xuất bản KHKT và dùng giảng dạy cho các trường Đại Học và Cao đẳng có hiệu quả từ Bắc đến Nam và đến nay tác giả đã nhận được sự góp ý xây dựng của độc giả và người học . Chúng tôi đã rút king nghiệm dậy trên 10 năm qua và có bỏ sung, sửa chữa dể cuốn sách này bổ ích nhất cho Sinh viên ngành chuyên môn tương ứng học và bạn học, đọc khác quan tâm. GS.TS. NGUYỄN THỊ HIỀN Nguyên chủ nhiệm Bộ Môn CNSH-Thực phẩm. Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hà Nội 2009 2 LỜI CẢM ƠN Cuốn sách “The language of Chemistry, Food and Biological Technology in English” được biên soạn dành cho sinh viên ngành Hóa học - Thực phẩm – CN Sinh học, các độc giả ở Việt Nam có quan tâm đến ngành học này cùng các ngành khác có liên quan. Tập thể tác giả: GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, GS. Nguyễn Trọng Đàn, Ths. Lê Thị Lan Chi (thư ký) xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: - Ban giám hiệu trường Đại học bách khoa Hà Nội - Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Hóa học - Thực phẩm - Sinh học trường Đại học bách khoa Hà Nội - Bộ môn Công nghệ Sinh học thực phẩm trường Đại học bách khoa Hà Nội - Đặc biệt cám ơn GS. Nguyễn Trọng Đàn - Trưởng khoa tiếng Anh trường đại học ngoại thương Hà Nội, GS.TS. Lưu Duẩn - ĐHBK Hồ Chí Minh và GS.TS. Nguyễn Trọng Cẩn - ĐH Thủy sản Nha Trang đã tạo điều kiện cho chủ biên biên soạn phần chính cuốn sách. - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Tập thể tác giả cảm ơn các thầy cô, các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường, các bạn sinh viên đã đóng góp nhiều ý kiến và khích lệ chúng tôi trong việc hoàn thiện cuốn sách. Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý xây dựng cho cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau này. Mong rằng cuốn sách sẽ trở thành công cụ hữu ích cho sinh viên và các độc giả khác. Các tác giả 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: