Danh mục

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.68 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ài báo đề cập đến vấn đề xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Cụ thể hóa tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía namJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0046Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 3-12This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Thái Văn Thành1 , Trần Thế Lưu2 1 Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục, bài báo đề cập đến vấn đề xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Cụ thể hóa tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lí; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS; Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Từ khóa: Giải pháp, phát triển, đội ngũ, cán bộ quản lí, trung học cơ sở.1. Mở đầu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh,Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng tàu, Long An, Tiền Giang. Vùngkinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinhtế xã hội của cả nước: là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ điều kiện và lợi thế để phát triển côngnghiệp dịch vụ, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp dầu khívà sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính,ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ cao. Trong những năm vừa qua, việc xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) đã cónhững chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt ra cho CBQL giáo dục những cơ hội và thách thức mới.Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâuthen chốt” [4]. THCS là cấp học có một vai trò đặc biệt trong quá trình học tập và rèn luyện củathế hệ trẻ. Đây là cấp học tiếp tục phát triển những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được từ cấpTiểu học và hoàn thiện nó. Đây cũng là thời gian mà con người hình thành, hoàn thiện nhân cáchNgày nhận bài: 15/2/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2015.Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail: luutranthe59@gmail.com. 3 Thái Văn Thành, Trần Thế Lưuvà định hướng cho tương lai của cuộc đời. Với mỗi học sinh, câu trả lời rồi tương lai mình sẽ là ai,sẽ trở thành người như thế nào, hầu như đã xác định ở cấp học này. CBQL trường THCS có vai tròhết sức quan trọng, làm cho nhà trường đi vào nền nếp, ổn định, hoạt động có hiệu quả. Họ có vaitrò to lớn trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Phát triển chương trìnhGD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyênmôn, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV; Lãnh đạo sự thay đổi nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổimới GD phổ thông; Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường. Vì vậy, việc đề ra các giảipháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở (THCS) ở các tỉnh thuộc vùng kinhtế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là việc làm cấpthiết hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ Cán bộ quản lí trường Trung học cơ sở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bảng 1. Tổng hợp các tiêu chí hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THCS Giá Tần Phần Giá Tần Tỉ lệ Nội dung Tiêu chí trị số trăm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: