Danh mục

Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.99 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung đánh giá một cách khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1995 đến nay, nhìn nhận một cách tổng quát về những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình hội nhập, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp giúp Việt Nam có thể chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VIETNAMESE ECONOMIC DEVELOPMENT SOLUTION IN THE INTEGRATION TS. Nguyễn Thanh Huyền Trường Đại học Thương MạiTóm tắt Với việc tham gia 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó các FTA thế hệmới đã kết thúc đàm phán gồm FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tácxuyên Thái Bình Dương, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước tiến dài trên conđường hội nhập, hợp tác và phát triển với kinh tế khu vực và thế giới. Tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế sẽ tạo ra cho các nước những cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ítthách thức, do vậy, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, đúng đắn và chủ động trongquá trình tham gia. Bài viết của tác giả tập trung đánh giá một cách khái quát về quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1995 đến nay, nhìn nhận một cách tổng quátvề những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình hộinhập, trên cơ sởđó tìm ra các biện pháp giúp Việt Nam có thểchủ động hơn trong quá trìnhhội nhậpkinh tế quốc tế sắp tới.Từ khoá: Hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định thương mại tự do (FTA), kinh tế Việt Nam.Abstract Participatingin 12 Free Trade Agreements (FTA), in which the new generationFTAs have finished negotiating, including Vietnam - Europe Union and Trans-PacificPartnership Agreement, Vietnam economy has experienced big steps in the integration,cooperation and development with regional and international economy. Internationalintegration process will create both opportunities and challenges for nations, therefore, weshould have particular, appropriate and active solutions when taking part in this process.The article focuses on assessing the Vietnam’s integration progress from 1995 until now,gives an overview on the achievement and points out some existing problems in theintegration process. On that basis, the article proposes some solutions to help Vietnamtake more initiative in the process in the coming time.Key words: International economic integration, free trade agreement (FTA), Vietnameconomy.1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Đối với hầu hết chúng ta, thuật ngữ “Hội nhập quốc tế” đã từ lâu trở nên khá quenthuộc và phổ biến. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra một khái niệm cụ thể vềhội nhập quốc tế. Thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến không chỉ trong các văn kiện,chính sách mà còn được sử dụng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, dùxem xét dưới giác độ nào thì hội nhập quốc tế cũng được hiểu một cách khái quát là quá 370trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻvề lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trongkhuôn khổ các định chế hoặc các tổ chức quốc tế [1]. Hội nhập quốc tế là sự hội nhập trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: Hội nhập về kinh tế,văn hoá xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng… Trong đó, hội nhập kinh tế, theo quanniệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tếvới quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếmthế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnhđịa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết mang tínhthể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thậpniên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn,hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Một mặt, gắnnền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lựcthực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; Mặt khác, gia nhập và gópphần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Như vậy, có thể hiểu:Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mộtquốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên cóquan hệ với nhau theo các nguyên tắc và quy định chung. Việc hội nhập kinh tế quốc tếđóng góp vai trò hết sức to lớn đối với các bên tham gia trong việc tạo tiền đề tăng trưởngkinh tế, phân bổ nguồn lực xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốnđầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế…2. Khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong những năm qua, Việt Nam đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: