Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI ThS. Phùng Thị Hạnh Trường Đại học Thủ Đô Hà NộiTÓM TẮT Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ quan trọngcủa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030. Hà Nội có nhiều lợi thế sovới cả nước về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nhưng cũng đang tiềm ẩn nhiều thách thức tolớn. Nhân lực du lịch chất lượng cao của Hà Nội đang ở trong tình trạng chưa đáp ứng đủ yêu cầuphát triển, chưa được sử dụng hiệu quả, mạng lưới cơ sở đào tạo chưa được quy hoạch đồng bộ, tỷlệ lao động qua đào tạo còn thấp, cơ cấu ngành nghề và sự phân bố lao động chưa hợp lý... Cácgiải pháp cần được thực hiện đồng bộ bao gồm quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhânlực du lịch, đổi mới tổ chức đào tạo nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung vàođào tạo nhân tài, có chính sách sử dụng thu hút nhân tài và phát triển các mối quan hệ hợp táctrong và ngoài nước để phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.Từ khóa: Du lịch, nhân lực du lịch chất lượng cao, cơ hội việc làm, ngành kinh tế mũi nhọn 2971. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng với tiềm năngto lớn về tự nhiên, xãhội và nhân văn, trong những năm qua đã bước đầu phát triển đạt được nhiều thành tựu đáng khíchlệ. Tính chung cả nước năm 2018 đón 16 triệu khách quốc tế và hơn 80 triệu khách nội địa, doanhthu mang lại 620.000 tỷ đồng (Tổng cục Du lịch). Năm 2019 Việt Nam vinh dự được chọn là điểmđến du lịch hàng đầu Châu Á - Giải thưởng Du lịch Thế Giới 2019 (World Travel Award). Riêngthành phố Hà Nội năm 2018 đón 6,005,268 lượt khách quốc tế, 20,296,000 lượt khách nội địa, tổngthu từ du lịch đạt 77,480 tỷ đồng (Thống kê Sở Du lịch Hà Nội 2018). Năm 2019, Hà Nội đón nhậndanh hiệu là điểm đến thành phố hàng đầu Thế giới 2019. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch Thủ Đô HàNội nói riêng, đúng như Nghị Quyết Trung Ƣơng 8 Khóa XII của Đảng đã nêu ra: ― Du lịch chưathực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội, nguồn nhân lực dulịch vừa thiếu, vừa yếu…‖. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế chúng ta cần chú ý đến chất lượngnguồn nhân lực mới có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay ngành du lịch Hà Nội đang phấn đấu đạt được các mục tiêu quan trọng mà NghịQuyết Trung Ƣơng 8 khóa XII đã đề ra: ―Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội… Phấn đến năm 2030, du lịchthực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”.Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi các Bộ, Ban, Ngành phải có những giải pháp hữu hiệu,thực tế, đặc biệt cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ Đô Hà Nội.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết vềcác giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho Thủ Đô Hà Nội. Tuy nhiên, cómột số tài liệu của Tổng cục Du lịch, của các đơn vị như Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tạpchí Du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch và một số tài liệu khoa học khác có đề cập đến phát triểnnguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho cả nước. Nội dung chủ yếu thường được đề cập trongcác tài liệu khoa học này là thông tin về thực trạng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch và cóđề xuất một số giải pháp chung cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể như: Năm 2006, Tổng cục Du lịch có đề tài nghiên cứu cấp ngành về “Thực trạng và giải phápchủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đề cập một số nội dung,trong đó có hai nội dung chủ yếu là: (i) thực trạng ngành Du lịch Việt Nam; (ii) các định hướng,giải pháp hiện nay để thực hiện mục tiêu đưa Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và chuyên gia tư vấn Viện Nghiêncứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản năm 2006 phối hợp xây dựng Báo cáo ―Tăng cường năng lựcquản lý và xúc tiến các hoạt động thương mại dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập‖ thuộcDự án VIE/02/009. Nội dung Báo cáo tập trung làm rõ một số vấn đề về: (i) thực trạng, xu hướngphát triển của ngành Du lịch Việt Nam, (ii) đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam, (iii) điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị, giải pháp phát triển bền vững đối với du lịchViệt Nam. Kỷ yếu hội thảo: “WTO - Những giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam” do Tạp chí Du lịchViệt Nam phối hợp với Ban Quốc tế - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức năm 2006, cónội dung thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tốc độ phát triển Du lịch Việt Nam và công tác đào tạo,sử dụng nguồn nhân lực trong ngành Du lịch. Tài liệu dùng trong Hội thảo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: “Báo cáo công tácđào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếuđến năm 2010” của Tổng cục Du lịch, tháng 9/2004 đã nêu (i) tình hình, kết quả đào tạo, bồi dưỡngnhân lực du lịch; (ii) những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch và nguyênnhân; (iii) phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng,phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 298 Tài liệu về: “Chương trình phát triển nguồn nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Cách mạng công nghiệp 4.0 Nguồn nhân lực du lịch Phát triển nguồn nhân lực du lịch Chính sách thu hút nhân tàiTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị dịch vụ ăn uống và nhà hàng: Phần 1 - Trường Đại học Mở Hà Nội
99 trang 1492 8 0 -
Giáo trình Quản trị lễ tân khách sạn: Phần 1
219 trang 890 12 0 -
105 trang 608 1 0
-
Bài giảng Quản lý điểm đến du lịch - Chương 1: Điểm đến du lịch (Năm 2022)
40 trang 501 2 0 -
41 trang 480 0 0
-
12 trang 470 0 0
-
79 trang 407 2 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành: Phần 1
160 trang 358 3 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 321 2 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
8 trang 0 0 0 -
SKKN: Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học tiểu học
22 trang 0 0 0 -
26 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
19 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học A An Hữu
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước
5 trang 0 0 0 -
Sắc diện của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata
4 trang 3 0 0 -
Tỷ lệ dị hình ở một số loài cá biển trong các trại sản xuất giống tại Khánh Hòa
15 trang 0 0 0 -
Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 0 0 0