Danh mục

Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh đô thị

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.72 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh đô thị" chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu cản trở việc thực hiện chính sách này, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách kinh tế xanh đô thị trong giai đoạn tiếp theo 2023-2045. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh đô thị GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ĐÔ THỊ TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Trường Đại học Hà Nội Email: hangepp@gmail.comTóm tắt: Mục tiêu chính sách phát triển kinh tế xanh đô thị được thể hiện trong Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và lần thứ 13 và trong cả các chiến lược vàchương trình hành động của Chính phủ. Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanhđô thị còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian qua. Nghiên cứu chỉ ra nhữngnguyên nhân chủ yếu cản trở việc thực hiện chính sách này, đồng thời đề xuất giải pháptăng cường thực hiện chính sách kinh tế xanh đô thị trong giai đoạn tiếp theo 2023-2045.Từ khóa: Kinh tế xanh đô thị, kinh tế xanh. SOLUTIONS TO STRENGTHEN THE IMPLEMENTATION OF THE URBAN GREEN ECONOMY DEVELOPMENT POLICYAbstract: The goals of urban green economic development policy are reflected in theResolutions of the 11th and 13th National Party Congresses and in the Governmentsstrategies and action plans. The implementation of urban green economic developmentpolicy has faced many difficulties and challenges in recent years. The study points out themain reasons hindering the implementation of this policy, and at the same time proposessolutions to strengthen the implementation of the urban green economic policy in the nextperiod from 2023-2045.Key words: Urban green economy, green economy.1. Đặt vấn để Gia tăng tốc độ suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường ngày càngnghiêm trọng (cả môi trường không khí, đất, nguồn nước từ đất liền ra đến bờ biển và cảcác vùng biển nông ven bờ) và biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu là những hệ quả tíchlũy lâu dài của sự phát triển nền kinh tế nâu từ trước đến nay. Trước bối cảnh này, pháttriển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đã và đang trở thành xu thế phát triển chung của nhiềuquốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế xanh lần đầu tiên xuất hiện trong Chiếnlược phát triển kinh tế -xã hội 2011-2020. Chiến lược này đã đưa ra quan điểm “phát triểnbền vững là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược” và định hướng phát triển kinh tế -xã hộivới trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; gắn kết phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xanh. Định hướng và mục tiêu xanh hóanền kinh tế tiếp tục được thể hiện chi tiết tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 3222011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, nhiều văn bản chính sách phát triểnquốc gia thể hiện mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ chiến lược cho phát triển kinh tế xanh nhưQuyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổikhí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổikhí hậu giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 ban hành Kếhoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phóbiến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020. Qua hơn 10 năm thực hiệnnhững định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xanh đến nay, pháttriển kinh tế Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu như: tốc độ tăng trưởng kinh tếtrung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đạt 6,21%/năm (theo số liệu GDP đãđược đánh giá lại) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022); đã có sự chuyển biến cơ cấu kinh tếtheo hướng tích cực, giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và tăng tỷtrọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ (Nguyễn Thị Lan Anh, 2021, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, 2022). Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đã tăng từ17,1% năm 2010 lên 21,0% năm 2015 và đạt 23,9% năm 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2022). Tuy nhiên, sự gia tăng GDP của Việt Nam khoảng 10 năm gần đây vẫn chủ yếudựa vào việc khai thác, sử dụng quá mức vốn tự nhiên-nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiếptục làm suy giảm chất lượng rừng và suy thoái đa dạng sinh học, dẫn đến sự gia tăng mứcđộ thiếu hụt sinh thái ở tốc độ lớn hơn nhiều thời kỳ trước (GFN, 2022; Bộ Tài nguyên vàMôi trường, 2017 & 2021). Do đó, có thể khẳng định là sự tăng trưởng kinh tế Việt Namđang thiếu tính bền vững. Mặt khác, thời gian qua đến nay, kinh tế khu vực đô thị tiếp tục có vai trò dẫn dắtkinh tế quốc gia với mức đóng góp của đô thị khoảng 70% tổng thu nhập quốc nội (GDP),nhưng vẫn mang bản chất của “nền kinh tế nâu”. Bởi lẽ phát triển kinh tế đô thị đã và đangtiếp tục trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường và tài nguyên như biến đổimạnh mẽ cấu trúc địa hình, phá hoại cảnh quan, thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng nguycơ rủi ro thiên tai, sự cố môi trường, khai thác và sử dụng lãng phí tài nguyên đặc biệt là tàinguyên đất, tài nguyên nước, khai thác nguồn năng lượng hóa thạch là chủ yếu, sử dụngnăng lượng lãng phí, đe dọa hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nênnhững thiệt hại kinh tế lớn do chi phí xử lý nước thải đô thị và các chi phí gánh nặng bệnhtật cũng như giảm khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu (VIUP, 2020 (a)). Trước thực trạng này, một số văn bản chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảngvà Nhà nước tiếp tục được ban hành và đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ hướng tới phát triểnkinh tế xanh thời kỳ 2021-2045. Các văn bản quan trọng đáng kể ra là Chiến lược pháttriển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra một sốphương hư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: