Danh mục

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư từ dữ liệu phỏng vấn chủ doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, kết hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các ngành liên quan để đánh giá các hạn chế, vướng mắc hiện tại gây cản trở hoạt động đầu tư và ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp nông nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Thu Thủy Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị, góp phần gia tăng tính bền vững trong kinh doanh. Doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ bởi môi trường chính sách và thể chế. Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư từ dữ liệu phỏng vấn chủ doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, kết hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các ngành liên quan để đánh giá các hạn chế, vướng mắc hiện tại gây cản trở hoạt động đầu tư và ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp nông nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh. Từ khóa: Công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách Abstract Science and high tech applications in agricultural enterprises lay the groundwork to increase firms’ productivities, products’ quality, added value, and create business sustainability. Applying high tech in agricultural production is essential for Vietnam agricultural enterprises to cope with opportunities and challenges of 4.0 industries renovation. In agriculture sector, enterprises’ high tech investments are strongly influenced by public policy and institutional environment. Base on policy and institutional framework, the study employs primary data by interviews with enterprises experts from ministries, local government as well as selected enterprises in Northern Vietnam and secondary data from various reports to find out obstacles for high tech investments of Vietnam agricultural enterprises. From the findings, several recommendations are suggested to encourage Vietnam agricultural enterprises to invest in innovation and high-tech. Key words: high tech, agriculture enterprise, policy 1. Sự cần thiết đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cách mạng khoa học kỹ thuật với sự ra đời của nhiều công nghệ hiện đại tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh phát triển mang tính 419 bền vững (Dagmar, 2017). Bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và các giải pháp công nghệ mới các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu công lao động, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế của sản phẩm (Tow &Joshi, 2011). Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp nông nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm do tăng dân số mà không làm tăng tiêu hao nguyên liệu và năng lượng, và không làm tác hại cho môi trường, ứng phó với bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp khó lường, đem lại sinh kế an toàn lâu dài cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp (Martin, 2005). Ở Việt Nam, kinh doanh trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm thủy sản) còn thiếu tính bền vững xét trên cả 3 góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp toàn nền kinh tế nhưng đóng góp 18% GDP và 32% tổng số việc làm. Tuy nhiên, xét về kết quả kinh doanh giai đoạn 2008- 2016 các doanh nghiệp nông nghiệp có doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm (MPI, 2018). Năng suất lao động trong nông nghiệp tương đối thấp. Năng suất lao động ngành nông nghiệp chỉ bằng 38% năng suất lao động bình quân chung các ngành khác của nền kinh tế và chỉ bằng ½-1/3 năng suất lao động nông nghiệp các nước trong khu vực. Tỷ trọng xuất khẩu/ nhập khẩu nông sản thực phẩm cao - xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản bình quân đạt 31,5 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên, trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản còn rất thấp, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam mới chỉ tập trung ở các hàng hóa có giá trị thấp và tăng trưởng về số lượng, nhưng chưa tăng về chất lượng và giá trị gia tăng. Về môi trường, các doanh nghiệp chưa quan tâm tới xử lý ô nhiễm môi trường nên nguồn nước, đất bị ô nhiễm gây ra các vấn đề xã hội và đe dọa tới kinh doanh bền vững lâu dài cũng như an ninh lương thực trong tương lai (OECD, 2015). Nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng này là phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ lạc hậu, ít cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nên hầu hết chỉ bán sản phẩm ở dạng thô, hoặc cung cấp nguyên liệu để cho các công ty nước ngoài chế biến thành các mặt hàng có giá trị cao. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới đang có nhiều cơ hội mới. Nhu cầu tiêu dùng gia tăng do dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% - 12% so với hiện nay. Mặc khác, yêu cầu thị trường hiện nay không chỉ tăng về số lượng mà cả là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc gia tăng năng suất nhằm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng, các doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều: