![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giải pháp ưu tiên phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam trong 10 năm tới: Thành phố công trình xanh
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 684.25 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giải pháp ưu tiên phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam trong 10 năm tới: Thành phố công trình xanh" đề xuất phát động phong trào “Thành phố công trình xanh”- theo tấm gương thành công của một số thành phố trên thế giới - nhằm tạo cơ sở để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ phong trào công trình xanh trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng 10 năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp ưu tiên phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam trong 10 năm tới: Thành phố công trình xanh QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG GIẢI PHÁP ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TỚI: THÀNH PHỐ CÔNG TRÌNH XANH Phạm Đức Nguyên* Tóm tắt: Đô thị bền vững là giải pháp hiệu quả cho “Chương trình phát triển bền vững” được Liên hợp quốc phê chuẩn năm 1992, và là hành động hiệu quả cho quá trình “Đô thị hóa” gây ảnh hưởng xấu đến môi trường - sinh thái, đang phát triển nhanh chóng trên thế giới trong gần 1,5 thế kỷ qua. Đô thị bền vững với ưu tiên hàng đầu giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính chính là đóng góp to lớn để cứu Trái đất khỏi thảm họa hủy diệt do Biến đổi khí hậu, bên cạnh việc mang lại cuộc sống vệ sinh, an toàn, trong lành cho cư dân. Để làm được ưu tiên này, các đô thị phải thực hành tốt “Phong trào Công trình xanh”, nhằm xây dựng các tòa nhà bảo tồn được hệ sinh thái đô thị, vận hành ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch, nhờ đó giảm phát thải khí CO2, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tạo được môi trường sống tốt nhất cho con người. Công trình xanh được coi là một trong các giải pháp hiệu quả chống lại biến đổi khí hậu. Phong trào Công trình xanh đã phát triển trong khoảng 100 quốc gia trên thế giới từ năm 1990 đến nay và đạt được những kết quả vượt quá chờ đợi. Tuy vậy, Việt Nam gần như chưa có phong trào này, dù đã có những bước đi đầu tiên từ năm 2011. Báo cáo đề xuất phát động phong trào “Thành phố công trình xanh”- theo tấm gương thành công của một số thành phố trên thế giới - nhằm tạo cơ sở để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ phong trào công trình xanh trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng 10 năm tới. Từ khóa: Đô thị hóa; Đô thị bền vững; Đô thị xanh; Không gian xanh; Phát triển bền vững; Phong trào công trình xanh; Thành phố công trình xanh. 1. Phát triển bền vững và đô thị bền vững Danh từ “Phát triển bền vững/sustainable development) ra đời năm 1987 trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta /Our Common Future” do Hội đồng Môi trường và phát triển thế giới (World Commission on Environment and Development) công bố, trong đó định nghĩa “Tăng trưởng kinh tế cần được quản lý để tài nguyên thiên nhiên sử dụng sao cho cuộc sống của các thế hệ tương lai được * PGS.TS, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam. 448 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT bảo đảm. Phát triển bền vững bao hàm các đường lối phát triển chính trị và kinh tế xã hội đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tới nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói vắn tắt: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển thông qua “Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21)”. 179 nước tham gia đã cam kết tuân theo và phê chuẩn các “Chương trình phát triển bền vững” của nước mình. Trong hoàn cảnh đó hoạt động Đô thị bền vững (sustainable cities) ra đời - như một giải pháp hàng đầu để Phát triển bền vững: Đô thị bền vững là đô thị trong đó các Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo (do con người tạo ra) có đủ điều kiện để bảo tồn, tái tạo và phát triển, nhờ đó môi trường sống được cân bằng, trong sạch, vệ sinh. Đô thị bền vững là giải pháp hiệu quả cho vấn đề “Đô thị hóa” đang phát triển nhanh chóng theo hướng văn minh trên thế giới, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường - sinh thái đô thị và quốc gia. Gần 1,5 thế kỷ qua, đô thị hóa đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Năm 1880 mới chỉ có 4% dân số thế giới sống trong các đô thị. Hai mươi năm sau, năm 1900, dân số đô thị đã tăng lên 14% và năm 2000 đã có 2,8 tỷ người (~47%) sống ở các đô thị (thống kê LHQ). Theo dự báo của LHQ và Ngân hàng thế giới (WB) tới năm 2025 sẽ có 2/3 dân số thế giới, khoảng 5 trong 8 tỷ người, sống trong các đô thị (theo “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam”: năm 2015 đô thị hóa đạt 38%, chỉ tiêu năm 2025 đạt 50% với khoảng 52 triệu người). Đô thị hóa là con đường phát triển tất yếu của thế giới văn minh. Nhưng Đô thị hóa cũng làm mất đất canh tác, phá hủy rừng cây, lấp kín nhiều ao hồ, làm suy thoái tài nguyên, còn chất thải đô thị làm xấu môi trường sống của con người. Đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, nhà công nghiệp, giao thông, công trình phục vụ văn hóa đời sống, do đó điện năng tiêu thụ ngày càng nhiều, thải vào khí quyển Carbon dioxide (CO2), là “khí nhà kính / Greenhouse Gas” (GHG) chủ yếu, làm nóng Trái đất, gây ra Biến đổi khí hậu (BĐKH). Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của Đô thị bền vững còn phải là giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính để cứu Trái đất khỏi thảm họa hủy diệt do BĐKH. Việt Nam chúng ta lại là một trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của thảm họa này (Hình 1). Hình 1. Những vùng dân cư ven biển sẽ bị thiệt hại nặng nề do BĐKH Nguồn: IPCC - UNITED NATIONS 449 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Những năm gần đây có thêm khái niệm “Đô thị xanh” và thêm vào tiêu chí “Không gian xanh / Green Space”, xét đến tỷ lệ vườn cây và công viên đô thị trên mỗi người dân (không xét cây xanh đường phố). Thành phố Vienna với 120 m2 không gian xanh cho mỗi người dân, được coi là “thành phố đáng sống nhất (most liveable citie)” châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, xét về sức khỏe cộng đồng, mỗi thành phố tối thiểu phải có 9 m2 không gian xanh cho mỗi người, tốt nhất là 10 - 15 m2. (Hà Nội hiện nay chỉ có 0,9 m2/ người, thấp hơn 10 lần khuyến nghị của WHO). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp ưu tiên phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam trong 10 năm tới: Thành phố công trình xanh QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG GIẢI PHÁP ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TỚI: THÀNH PHỐ CÔNG TRÌNH XANH Phạm Đức Nguyên* Tóm tắt: Đô thị bền vững là giải pháp hiệu quả cho “Chương trình phát triển bền vững” được Liên hợp quốc phê chuẩn năm 1992, và là hành động hiệu quả cho quá trình “Đô thị hóa” gây ảnh hưởng xấu đến môi trường - sinh thái, đang phát triển nhanh chóng trên thế giới trong gần 1,5 thế kỷ qua. Đô thị bền vững với ưu tiên hàng đầu giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính chính là đóng góp to lớn để cứu Trái đất khỏi thảm họa hủy diệt do Biến đổi khí hậu, bên cạnh việc mang lại cuộc sống vệ sinh, an toàn, trong lành cho cư dân. Để làm được ưu tiên này, các đô thị phải thực hành tốt “Phong trào Công trình xanh”, nhằm xây dựng các tòa nhà bảo tồn được hệ sinh thái đô thị, vận hành ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch, nhờ đó giảm phát thải khí CO2, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tạo được môi trường sống tốt nhất cho con người. Công trình xanh được coi là một trong các giải pháp hiệu quả chống lại biến đổi khí hậu. Phong trào Công trình xanh đã phát triển trong khoảng 100 quốc gia trên thế giới từ năm 1990 đến nay và đạt được những kết quả vượt quá chờ đợi. Tuy vậy, Việt Nam gần như chưa có phong trào này, dù đã có những bước đi đầu tiên từ năm 2011. Báo cáo đề xuất phát động phong trào “Thành phố công trình xanh”- theo tấm gương thành công của một số thành phố trên thế giới - nhằm tạo cơ sở để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ phong trào công trình xanh trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng 10 năm tới. Từ khóa: Đô thị hóa; Đô thị bền vững; Đô thị xanh; Không gian xanh; Phát triển bền vững; Phong trào công trình xanh; Thành phố công trình xanh. 1. Phát triển bền vững và đô thị bền vững Danh từ “Phát triển bền vững/sustainable development) ra đời năm 1987 trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta /Our Common Future” do Hội đồng Môi trường và phát triển thế giới (World Commission on Environment and Development) công bố, trong đó định nghĩa “Tăng trưởng kinh tế cần được quản lý để tài nguyên thiên nhiên sử dụng sao cho cuộc sống của các thế hệ tương lai được * PGS.TS, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam. 448 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT bảo đảm. Phát triển bền vững bao hàm các đường lối phát triển chính trị và kinh tế xã hội đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tới nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói vắn tắt: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển thông qua “Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21)”. 179 nước tham gia đã cam kết tuân theo và phê chuẩn các “Chương trình phát triển bền vững” của nước mình. Trong hoàn cảnh đó hoạt động Đô thị bền vững (sustainable cities) ra đời - như một giải pháp hàng đầu để Phát triển bền vững: Đô thị bền vững là đô thị trong đó các Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo (do con người tạo ra) có đủ điều kiện để bảo tồn, tái tạo và phát triển, nhờ đó môi trường sống được cân bằng, trong sạch, vệ sinh. Đô thị bền vững là giải pháp hiệu quả cho vấn đề “Đô thị hóa” đang phát triển nhanh chóng theo hướng văn minh trên thế giới, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường - sinh thái đô thị và quốc gia. Gần 1,5 thế kỷ qua, đô thị hóa đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Năm 1880 mới chỉ có 4% dân số thế giới sống trong các đô thị. Hai mươi năm sau, năm 1900, dân số đô thị đã tăng lên 14% và năm 2000 đã có 2,8 tỷ người (~47%) sống ở các đô thị (thống kê LHQ). Theo dự báo của LHQ và Ngân hàng thế giới (WB) tới năm 2025 sẽ có 2/3 dân số thế giới, khoảng 5 trong 8 tỷ người, sống trong các đô thị (theo “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam”: năm 2015 đô thị hóa đạt 38%, chỉ tiêu năm 2025 đạt 50% với khoảng 52 triệu người). Đô thị hóa là con đường phát triển tất yếu của thế giới văn minh. Nhưng Đô thị hóa cũng làm mất đất canh tác, phá hủy rừng cây, lấp kín nhiều ao hồ, làm suy thoái tài nguyên, còn chất thải đô thị làm xấu môi trường sống của con người. Đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, nhà công nghiệp, giao thông, công trình phục vụ văn hóa đời sống, do đó điện năng tiêu thụ ngày càng nhiều, thải vào khí quyển Carbon dioxide (CO2), là “khí nhà kính / Greenhouse Gas” (GHG) chủ yếu, làm nóng Trái đất, gây ra Biến đổi khí hậu (BĐKH). Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của Đô thị bền vững còn phải là giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính để cứu Trái đất khỏi thảm họa hủy diệt do BĐKH. Việt Nam chúng ta lại là một trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của thảm họa này (Hình 1). Hình 1. Những vùng dân cư ven biển sẽ bị thiệt hại nặng nề do BĐKH Nguồn: IPCC - UNITED NATIONS 449 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Những năm gần đây có thêm khái niệm “Đô thị xanh” và thêm vào tiêu chí “Không gian xanh / Green Space”, xét đến tỷ lệ vườn cây và công viên đô thị trên mỗi người dân (không xét cây xanh đường phố). Thành phố Vienna với 120 m2 không gian xanh cho mỗi người dân, được coi là “thành phố đáng sống nhất (most liveable citie)” châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, xét về sức khỏe cộng đồng, mỗi thành phố tối thiểu phải có 9 m2 không gian xanh cho mỗi người, tốt nhất là 10 - 15 m2. (Hà Nội hiện nay chỉ có 0,9 m2/ người, thấp hơn 10 lần khuyến nghị của WHO). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Phát triển đô thị bền vững Thành phố công trình xanh Phong trào công trình xanh Chương trình phát triển bền vữngTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 328 0 0 -
197 trang 280 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 276 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 264 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 233 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 232 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 213 0 0 -
11 trang 206 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 170 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0