Danh mục

GIẢI PHẪU TINH HOÀN

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung tâm cơ thể 1-2oC.Hình: Cấu tạo tinh hoàn Hirsh AV: The anatomical preparations of the human testis and epididymis in the Glasgow Hunterian Collection. Hum Reprod Update 1995;1:515-521. Mỗi tinh hoàn có một vỏ xơ bao quanh (bao trắng), nặng khoảng 40g, kích thước 4x3x2.5 cm, thể tích khoảng 30ml.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI PHẪU TINH HOÀN GIẢI PHẪU TINH HOÀNTinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơn nhiệtđộ trung tâm cơ thể 1-2oC.Hình: Cấu tạo tinh hoànHirsh AV: The anatomical preparations of the human testis and epididymis in theGlasgow Hunterian Collection. Hum Reprod Update 1995 ;1:515-521.Mỗi tinh hoàn có một vỏ xơ bao quanh (bao trắng), nặng khoảng 40g, kích thước4x3x2.5 cm, thể tích khoảng 30ml. Tinh hoàn người lớn có nhiều vách chia tinhhoàn thànhh ngăn, mỗi ngăn chứa các ống sinh tinh (chiếm 80%) và mô liên kết(chiếm 20%). Phần mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh có các cụm tế bàoLeydig tiết testosteron, mạch máu và mạch bạch huyết. Các ống sinh tinh ngoằnngoèo, nếu kéo thẳng ra có tổng chiều dài khoảng 250m (Lennox và Ahmad,1970). Thành của ống sinh tinh là nơi sinh ra tinh trùng, chứa các tế bào mầm. Mỗiống sinh tinh có 2 đầu đổ vào các ống nối kết như mạng lưới gọi là lưới tinh. Lướitinh nối tiếp với đầu của mào tinh. Từ đây tinh trùng được đưa đến cuối của màotinh để vào ống dẫn tinh.Hình: Cấu trúc tinh hoàn người cắt ngang dưới kính hiển vi điện tử.(From Christensen AK: Leydig cells. In Greep RO, Astwood EB [eds]: Handbookof Physiology. Washington, DC, American Physiology Society, 1975, pp 57 -94.)Hình: Vị trí và cấu tạo tế bào Leydig(From Christensen AK: Leydig cells. In Greep RO, Astwood WB [eds]: Handbookof Physiology, Section 7. Endocrinology. Baltimore, Williams & Wilkins, 1975.Copyright 1975, The American Physiological Society, Bethesda, MD.)Ong dẫn tinh đi vào ổ bụng ra sau bàng quang, cùng với túi tinh đổ vào ống phóngtinh. Ong phóng tinh đổ vào niệu đạo tiền liệt tuyến.TẠO TINH TRÙNGMàng ngăn máu-tinh hoànThành của ống sinh tinh gồm các tế bào mầm nguyên thủy và tế bào Sertoli. Tếbào Sertoli to, phức tạp có chứa glycogen, trải dài từ màng đáy đến lòng ống sinhtinh. Ở gần màng đáy, các tế bào Sertoli kế cận nhau liên kết chặt tạo thành màngngăn máu-tinh hoàn, nhờ đó các chất phân tử lớn không qua được khoảng kẽ vàolòng ống sinh tinh. Hàng rào này được gọi là màng ngăn máu-tinh hoàn.Tuy có khả năng ngăn các phân tử lớn nhưng màng ngăn máu-tinh hoàn để chocác tế bào Sertoli qua lại dễ dàng. Các tế bào mầm đang tăng trưởng cũng phải quamàng ngăn này để vào lòng ống sinh tinh. Nhờ sự liên tục phá vỡ các liên kết chặtở phía trên và hình thành các liên kết chặt ở phía dưới giúp duy trì màng ngăntrong khi quá trình di chuyển các tế bào đang diễn ra.Thành phần dịch trong lòng ống sinh tinh khác so với huyết tương: ít protein vàglucose nhưng nhiều androgen, estrogen, K+, inositol, glutamic và aspartic acid.Màng ngăn máu-tinh hoàn giúp duy trì thành phần dịch như trên và bảo vệ tế bàomầm khỏi các chất độc trong máu. Ngược lại, màng ngăn máu-tinh hoàn cũngkhông cho các sản phẩm hình thành từ sự phân chia hay trưởng thành từ các tế bàomầm vào máu tạo kháng thể. Khi màng ngăn máu-tinh hoàn không tốt, hiệu giákháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh cao, khả năng thụ tinh của tinh trùngthấp. Màng ngăn tạo ra khuynh độ thẩm thấu làm dịch di chuyển vào lòng ốngsinh tinh.Sự tạo tinhSự tạo tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì kéo dài suốt đời. Mỗi ngày có khoảng100-200 triệu tinh trùng được tạo ra.Để có thể tạo ra một số l ượng tinh trùng, cáctinh nguyên bào phải được tạo thêm bằng cách phân chia tế bào. Lúc dậy thì, mỗitinh hoàn chứa đến 600 triệu tinh bào. Từ lúc dậy thì đến lúc già có 3 nghìn tỉ tinhtrùng được sản xuất (Volgel, 1975). Khác với nữ, chỉ có một số lượng trứng nhấtđịnh từ lúc sinh và số lượng giảm dần theo thời gian.Khi trưởng thành, các tinh nguyên bào biến thành tinh bào bậc 1. Mỗi tinh bào 1sẽ gián phân giảm nhiễm qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tạo ra 2 tinh b ào bậc 2,giai đoạn 2 tạo ra 4 tinh tử. Mỗi tinh tử có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 nhiễm sắcthể giới tính (X hoặc Y). Tinh tử khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng. Một tiềntinh bào sinh ra 16 tinh bào, như vậy mỗi tiền tinh bào sinh ra 64 tinh trùng.Khi một tinh nguyên bào phân chia và trưởng thành, các thế hệ tiếp theo còn nốivới nhau bởi những cầu bào tương cho đến giai đoạn cuối của tinh tử. Nhờ vậy,đảm bảo mỗi clone tế bào mầm đồng bộ, tinh tử cùng một clone trưởng thành cùnglúc.Quá trình biến đổi tinh tử thành tinh trùng (spermiogenesis): nhân tinh tử cô đặc,bào tương co lại, hình thành thể cực đầu và đuôi. Tinh trùng khi hình thành đượcđẩy dần về phía lòng ống sinh tinh (spermiation). Trong quá trình này, hầu hết bàotương của tinh trùng vùi vào bào tương của tế bào Sertoli. Ở người, mất 74 ngàyđể tạo ra tinh trùng từ tế bào mầm nguyên thủy.Tinh trùng trong lòng ống sinh tinh có cấu trúc thẳng và gồm 3 phần:Phần đầu chứa nhân và thể cực đầu (acrosome). Acrosome chứa men thủy phân vàmen phân hủy protein giúp tinh trùng xuyên vào trứng và cũng có thể xuyên quanút nhầy ở cổ tử cung.Phần giữa (thân tinh trùng) có nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: