Thông tin tài liệu:
Phần 1 của cuốn sách "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo" gồm những nội dung về: vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928; vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanish trên Biển Đỏ giữa Êritơria và Yêmen từ năm 1998 đến năm 1999; vụ tranh chấp đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô năm 2006;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 1
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
BÙI BỘI THU
Trình bày bìa: NGUYỄN ĐOÀN
Chế bản vi tính: NGỌC NAM
Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/19-301/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5012-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5672-0.
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Hà Nội - 2018
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ quyền quốc gia là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa thiêng liêng với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tôn
trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm
phạm. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều
thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và
biên giới quốc gia (bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời).
Đối với các quốc gia, ngoài lãnh thổ đất liền, thì vùng
biển đảo là nơi dự trữ tài nguyên rất lớn về nguyên - nhiên
liệu và các sản vật biển. Cũng chính vì vậy, biển đảo là nơi
thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích liên
quan đến chủ quyền, thậm chí, có những vụ việc mâu thuẫn
kéo dài nhiều năm liền giữa nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng
giữa hai hoặc nhiều bên có thể tiềm ẩn nguy cơ khó lường,
đe dọa đến hòa bình, ổn định ở các khu vực và thế giới.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý
về giải quyết tranh chấp biển đảo trên thế giới, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phán
quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải
quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo) của tác giả
5
PGS.TS. Bành Quốc Tuấn (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Chí
Thắng. Nội dung cuốn sách giới thiệu và phân tích 6 phán
quyết điển hình của một số cơ quan tài phán quốc tế về giải
quyết tranh chấp biển đảo, như vụ tranh chấp chủ quyền
đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, vụ kiện của Philíppin
với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông hay việc
phân định ranh giới biển giữa Guyana và Xurinam... Đặc
biệt, qua việc phân tích những phán quyết điển hình, cuốn
sách là tài liệu hữu ích giúp chúng ta tham khảo trong việc
củng cố thêm những căn cứ pháp lý cũng như đưa ra một số
giải pháp trong quá trình giải quyết xung đột về tuyên bố
chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản và
các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc
để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
MỞ ĐẦU
Ngăn chặn các mâu thuẫn, tranh chấp về chủ quyền
lãnh thổ, biển đảo không phát triển thành các cuộc chiến
tranh hoặc phần nào đó giải quyết được các mâu thuẫn,
xung đột giữa các quốc gia bằng con đường hòa bình luôn
là mục tiêu, mơ ước của nhân loại qua bao thế hệ. Môi
giới và trung gian, hoặc giải quyết thông qua các ủy ban
điều tra và hòa giải là các biện pháp được tiến hành với
sự tham gia của bên thứ ba, bên không tham gia tranh
chấp nhằm giúp các bên liên quan có thể giải quyết được
tranh chấp của mình. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã cho
thấy xây dựng pháp luật quốc tế thông qua ký kết các
điều ước quốc tế cũng như thành lập các thiết chế có thẩm
quyền tài phán là một trong những phương thức hiệu quả
nhất để đạt được mục tiêu trên. Theo cách thức này, tranh
chấp có thể được giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng
tài. Trọng tài quốc tế là cơ quan quốc tế được thành lập
trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết giữa các bên liên quan
đến tranh chấp nhằm giải quyết một vụ tranh chấp hoặc
một loại tranh chấp cụ thể bằng phán quyết mang tính
7
bắt buộc. Tòa án cũng là phương thức giải quyết tranh
chấp tương tự như Trọng tài nhưng chặt chẽ hơn về mặt
thủ tục. Tòa án là cơ quan tồn tại một cách thường xuyên
chứ không mang tính tạm thời như Trọng tài. Mỗi phương
thức giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng Tài đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, phương thức
giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài có phần thích
hợp hơn khi các bên mong muốn giải quyết tranh chấp
một cách hòa bình, sau khi tranh chấp được giải quyết
các bên vẫn có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhau.
Đó chính là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc
thành lập Tòa Trọng tài thường trực La Hay (Permenent
Court Arbitration - PCA) có trụ sở tại Hà Lan cũng như
nhiều thiết chế giải quyết tranh chấp khác.
Việt Nam là quốc gia có liên quan đến xung đột về
tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khi phê chuẩn Công
ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quốc hội
khóa IX đã tuyên bố: “Quốc hội một lần nữa khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ cũng như các hoạt động khác liên
quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình
trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau,
tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền
và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực ...