Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay. Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay, kể từ khi có thông tin giảm lãi suất huy động và sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức áp dụng trần lãi suất tiền gửi 13%/năm. Theo khảo sát của ĐTCK, hiện nay, lãi suất cho vay của HSBC và ANZ chào đến các doanh nghiệp là 15,5%/năm, thấp nhất trong các ngân hàng. Ngân hàng nước ngoài luôn có mức lãi suất cho vay ưu đãi nhất và đi trước khoảng 1 tháng trong việc giảm lãi suất huy động. Tuy nhiên, tiếp cận được tín dụng của các ngân hàng nước ngoài không dễ. Ngay cả khi không bị khống chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, thì các ngân hàng này cũng có sự sàng lọc chặt chẽ khách hàng vay vốn. Trong nhóm ngân hàng quốc doanh lớn, chỉ có một ngân hàng đã chào lãi suất cho vay 15,5%/năm. Một doanh nghiệp được xếp loại tín dụng cao nhất của BIDV cho biết, mức lãi suất vay tại ngân hàng này vẫn là 17,5%/năm, duy trì từ tháng 2 đến nay. Kể từ sau thông tin giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay từ BIDV. Còn nhóm ngân hàng cổ phần lớn đang chào lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất phổ biến ở mức 17,5%/năm trở lên. Nhưng mức lãi suất cho vay nói trên là đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Còn các doanh nghiệp ở các ngành nghề như thương mại, sản xuất quy mô vừa, bất động sản, thì mức lãi suất cho vay cao hơn khoảng 1,5%. Theo ghi nhận của ĐTCK, mặc dù đã có chủ trương giảm lãi suất huy động, nhưng khó có thể hy vọng một đợt giảm lãi suất cho vay mạnh mẽ từ các ngân hàng lớn. Độ trễ từ chủ trương đến thực tế nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng kéo giãn ra cho phù hợp với thực tế là đang có mối lo ngại về lạm phát cao từ việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào. Nhìn lại thời điểm sau Tết, lãi suất của các ngân hàng giảm, sau đó lại tăng thêm 0,5%. Một số doanh nghiệp cho biết, khi làm việc với ngân hàng thì họ được thông báo lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng phải chờ đến cuối tháng 3. Với lãi suất tiền gửi là 13%/năm, thì mức lãi suất cho vay phổ biến có lẽ sẽ là 16%/năm. Các tháng cuối năm 2011, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không thể chuyển chi phí tăng giá đầu vào, trong đó có chi phí lãi vay tăng, vào giá bán. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp giai đoạn đó giảm rõ rệt. Sang những tháng đầu năm nay, dù cho có thông điệp giảm lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng tâm lý chung của doanh nghiệp là còn nghi ngại tình hình kinh tế vĩ mô biến động sau động thái tăng giá xăng, dầu và tiếp đến là áp lực tăng giá điện. Tuy nhiên, có vẻ như gánh nặng kiềm chế lạm phát không còn dồn lên tín dụng và lãi suất như trước. Việc giảm lãi suất cho vay ở thời điểm này được kỳ vọng giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí tài chính, chứ chưa đủ để cải thiện sức cầu tiêu thụ hàng hóa. Lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen trong tháng 2/2012 chỉ đạt một nửa kế hoạch lợi nhuận tính bình quân theo tháng là 20 tỷ đồng và còn thấp hơn nếu so với thực hiện của quý IV/2011. Tháng 2 và tháng 3 là các tháng cao điểm của ngành thép, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép không mấy khả quan, do sức tiêu thụ thấp. Nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp năm nay không chỉ nằm ở lãi suất cao, mà còn là sự suy giảm của nhu cầu tiêu thụ dịch vụ, hàng hóa trong nước, nhất là khi tăng trưởng tín dụng bị kiềm chế thấp hơn năm ngoái.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các loại hình lãi suất giảm lãi suất giảm lạm phát chính sách lãi suất chính sách tiền tệ lãi suất cơ bảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 279 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 254 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 249 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 230 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 211 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 172 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 160 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 157 0 0 -
Nguyên lý Kinh tế vĩ mô (Bài Tập và lời giải): Phần 2
77 trang 132 0 0 -
13 trang 116 0 0
-
23 trang 114 0 0
-
Bài tập nhóm: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu
34 trang 112 0 0 -
những chủ đề kinh tế học hiện đại - kinh tế vĩ mô: phần 1
120 trang 103 0 0 -
2 trang 100 0 0
-
Tiểu luận: Mua bán và sáp nhập ngân hàng
52 trang 99 0 0 -
Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 1 năm 2023 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
254 trang 79 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
44 trang 75 0 0 -
Bài giảng Tổng quan tài chính-tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành
42 trang 68 1 0