Danh mục

Giáo dục đạo lí 'uống nước nhớ nguồn' cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử và hiện tại, sự nhớ ơn người trước, lá rụng về cội, thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn những giá trị đạo đức tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận con cái có hành vi bất hiếu trong đó có một bộ phận không nhỏ thanh niên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên Việt Nam hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 78-84 GIÁO DỤC ĐẠO LÍ “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Đăng Sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: trandangsinh@yahoo.com Tóm tắt. Trong lịch sử và hiện tại, sự nhớ ơn người trước, lá rụng về cội, thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn những giá trị đạo đức tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận con cái có hành vi bất hiếu trong đó có một bộ phận không nhỏ thanh niên. Vì thế, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể cần có những phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm giáo dục đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Giáo dục đạo lí ấy là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng nền đạo đức mới cho thanh niên trong bối cảnh đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. Từ khóa: Đạo lí, uống nước nhớ nguồn, đạo hiếu.1. Đặt vấn đề Đối với dân tộc Việt nam, “Hiếu” là một phẩm chất đạo đức nền tảng, là “nết đầutrong trăm nết”, thể hiện tập trung nhất trong đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Nhờ có ngàyhôm qua, nhờ biết ơn người trước đã hi sinh mới có cuộc sống của ta hôm nay. Thế hệhôm nay phải có trách nhiệm với đời sau, vì con cái mình, quê hương đất nước mình. Trong xã hội hiện nay có một bộ phận thanh niên sống buông thả, thực dụng, thiếulí tưởng, hoài bão, ước mơ, không trọng “Hiếu”, không có tình cảm biết ơn cha mẹ, quêhương đất nước, công ơn của Đảng, của cách mạng. Vì vậy, việc giáo dục đạo lí Uốngnước nhớ nguồn cho thanh niên Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa cấp bách,góp phần đưa nghị quyết trung ương XI của Đảng vào cuộc sống.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đạo Hiếu là sự thể hiện tập trung nhất đạo lí Uống nước nhớ nguồn Dân tộc ta có nhiều giá trị đạo đức truyền thống quý báu, trong đó có truyền thốngUống nước nhớ nguồn. Uống nước nhớ nguồn thể hiện đạo lí sống chí nghĩa chí tình, là lẽsống của con người Việt Nam.78 Giáo dục đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên Việt Nam hiện nay Câu thành ngữ thuần Việt Uống nước nhớ nguồn lấy một hình ảnh thường nhật đúckết thành một phẩm chất đạo đức mang tính phổ quát của người Việt Nam. Uống nướcnhớ nguồn là triết lí biết ơn được thể hiện tập trung nhất trong tư tưởng về Đạo Hiếu. Đạo Hiếu được bắt đầu từ giáo dục gia đình. Gia đình là môi trường cơ bản, đầutiên và có vai trò quyết định nhất trong việc giáo dục đạo Hiếu. Bởi “dạy con từ thưở cònthơ”. Hiếu là tình cảm, bổn phận xuất phát trong tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, biểu hiệnqua hành động đối với ông bà, cha mẹ của con cháu. Hiếu là một đức tính cần có của conngười, là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc nhiên gọi là Đạo Hiếu. Đạo Hiếu có thể đượchiểu: - Hiếu thảo là sự biết ơn, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi sống, thờphụng khi đã mất. - Hiếu kính là lòng kính trọng, nghe lời ông bà cha mẹ. - Hiếu đễ là kính trên nhường dưới, anh chị em trong nhà bảo ban nhau, không mấtđoàn kết, tranh cãi nhau. - Hiếu thuận là anh chị em trong nhà hòa thuận yêu thương nhau, giúp đỡ nhau. - Hiếu trung là hiếu với ông bà cha mẹ, trung với vua (người đại diện cho quốc giadân tộc thời phong kiến) nay Hiếu được hiểu rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước. Nho giáo cho rằng, Hiếu có 3 tầng bậc: - Tiểu Hiếu (kính dưỡng), là sự kính trọng, nuôi dưỡng ông bà cha mẹ khi sống, thờphụng khi mất. - Trung Hiếu (Bất mục chi Hiếu), là con cái không làm già để cha mẹ buồn phiền. - Đại Hiếu, là con cái ngoan ngoãn, thành đạt, kế thừa sự nghiệp của cha mẹ, pháthuy truyền thống tốt đẹp của họ tộc, làm vinh danh ông bà, cha mẹ.2.2. Đạo Hiếu trong văn hóa dân gian Trong kho tàng văn hóa dân gian, Đạo Hiếu được đề cao như một giá trị vĩnh hằng.Có nhiều câu ca nói về Đạo Hiếu và lí giải vì sao con cháu phải thực hiện Đạo Hiếu: “Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Công ơn cha mẹ cao rộng như thế, đạo làm con trước hết là phải biết vâng lời chamẹ: “Mẹ cha là biển, là trời Làm sao con dám cưỡng lời mẹ cha.” 79 Trần Đăng Sinh Lớn lên khi ý thức được công ơn sinh thành, dưỡng dục khó nhọc của cha mẹ thìphải ghi lòng tạc dạ, ơn sâu nghĩa nặng: “Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.” Phận làm con, đã được nuôi dưỡng lớn lên không phải chỉ bằng cơm áo, mà đã đượclớn khôn trong ...

Tài liệu được xem nhiều: