Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 537.96 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Học sinh (HS), đặc biệt HS vùng núi Tây Bắc, là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai trước mắt và lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục này chưa được chú trọng ở các trường phổ thông hiện nay bởi nhiều lý do khác nhau
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC HIỆU QUẢ VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO HỌC SINH VÙNG NÚI TÂY BẮC Đỗ Vũ Sơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Email: sondv@tnue.edu.vn Tóm tắt: Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Học sinh (HS), đặc biệt HS vùng núi Tây Bắc, là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai trước mắt và lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục này chưa được chú trọng ở các trường phổ thông hiện nay bởi nhiều lý do khác nhau. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS là giải pháp hiệu quả và hợp lý. Nội dung này được tích hợp trong môn Địa lý ở trường phổ thông đồng thời kết hợp với dạy học trực tuyến, dạy học từ xa là giải pháp tốt, đạt hiệu quả giáo dục nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Từ khóa: Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, dạy học kết hợp, HS vùng Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Việt Nam phải hứng chịu nhiều thiên tai với cường độ ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng hơn, hậu quả nặng nề hơn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Ở khu vực miền núi Tây Bắc, do biến đổi khí hậu kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao lớn, kết cấu đất yếu, rừng bị tàn phá nặng nề, hoạt động xây dựng, đào đắp làm ngăn cản dòng chảy,… nên thiên tai rất tàn khốc, chủ yếu tập trung vào loại hình là lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá, sấm sét,... Ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai là vấn đề rất quan trọng và cấp bách đã được Trung ương Đảng chỉ đạo bằng Nghị quyết số 24 - NQTƯ ngày 03 tháng 6 năm 2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; được Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 về “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Theo đó các Bộ, Ngành, Chính quyền các cấp, các đơn vị, trường học đều triển khai những chương trình hành động riêng để thực hiện. Học sinh vùng núi Tây Bắc là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai về trước mắt và cả lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết vì đồng thời đạt được 3 mục đích: (1) Giáo dục về biến đổi khí hậu và ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường trước sự biến đổi khí hậu cho HS; (2) Hướng dẫn các kỹ năng phòng tránh thiên tai cho HS; (3) Giúp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến cộng đồng. Tuy nhiên, hình thức chuyển tải nội dung như thế nào là một vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) là giải pháp hiệu quả và hợp lý trong nghiên cứu này vì vừa đem lại hiệu quả trong giáo dục, vừa không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Trong đó, một số nội dung được tích hợp trong dạy học trong môn Địa lý ở giờ học chính khóa, một số nội dung khác được chuyển tải thông qua hình thức dạy học trực tuyến, dạy học từ xa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tài liệu là việc thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân loại và sắp xếp tài liệu theo các tiêu chí phù hợp, tổng hợp từ tài liệu các vấn đề liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng là đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các báo cáo khoa học và tài liệu hội thảo, các nghiên cứu về dạy học tích hợp, về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, về thực trạng dạy học ở khu vực vùng núi Tây Bắc, các số liệu thống kê của các Ban, ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí, các tác phẩm đã xuất bản có liên quan đến nội dung của nghiên cứu. Tài liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích, xử lí phục vụ yêu cầu của nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp điều tra thực tế được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm thu được những thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp tác giả điều tra về thực trạng việc dạy học tích hợp nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ 454 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC HIỆU QUẢ VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO HỌC SINH VÙNG NÚI TÂY BẮC Đỗ Vũ Sơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Email: sondv@tnue.edu.vn Tóm tắt: Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Học sinh (HS), đặc biệt HS vùng núi Tây Bắc, là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai trước mắt và lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục này chưa được chú trọng ở các trường phổ thông hiện nay bởi nhiều lý do khác nhau. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS là giải pháp hiệu quả và hợp lý. Nội dung này được tích hợp trong môn Địa lý ở trường phổ thông đồng thời kết hợp với dạy học trực tuyến, dạy học từ xa là giải pháp tốt, đạt hiệu quả giáo dục nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Từ khóa: Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, dạy học kết hợp, HS vùng Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Việt Nam phải hứng chịu nhiều thiên tai với cường độ ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng hơn, hậu quả nặng nề hơn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Ở khu vực miền núi Tây Bắc, do biến đổi khí hậu kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao lớn, kết cấu đất yếu, rừng bị tàn phá nặng nề, hoạt động xây dựng, đào đắp làm ngăn cản dòng chảy,… nên thiên tai rất tàn khốc, chủ yếu tập trung vào loại hình là lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá, sấm sét,... Ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai là vấn đề rất quan trọng và cấp bách đã được Trung ương Đảng chỉ đạo bằng Nghị quyết số 24 - NQTƯ ngày 03 tháng 6 năm 2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; được Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 về “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Theo đó các Bộ, Ngành, Chính quyền các cấp, các đơn vị, trường học đều triển khai những chương trình hành động riêng để thực hiện. Học sinh vùng núi Tây Bắc là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai về trước mắt và cả lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết vì đồng thời đạt được 3 mục đích: (1) Giáo dục về biến đổi khí hậu và ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường trước sự biến đổi khí hậu cho HS; (2) Hướng dẫn các kỹ năng phòng tránh thiên tai cho HS; (3) Giúp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến cộng đồng. Tuy nhiên, hình thức chuyển tải nội dung như thế nào là một vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) là giải pháp hiệu quả và hợp lý trong nghiên cứu này vì vừa đem lại hiệu quả trong giáo dục, vừa không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Trong đó, một số nội dung được tích hợp trong dạy học trong môn Địa lý ở giờ học chính khóa, một số nội dung khác được chuyển tải thông qua hình thức dạy học trực tuyến, dạy học từ xa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tài liệu là việc thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân loại và sắp xếp tài liệu theo các tiêu chí phù hợp, tổng hợp từ tài liệu các vấn đề liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng là đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các báo cáo khoa học và tài liệu hội thảo, các nghiên cứu về dạy học tích hợp, về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, về thực trạng dạy học ở khu vực vùng núi Tây Bắc, các số liệu thống kê của các Ban, ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí, các tác phẩm đã xuất bản có liên quan đến nội dung của nghiên cứu. Tài liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích, xử lí phục vụ yêu cầu của nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp điều tra thực tế được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm thu được những thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp tác giả điều tra về thực trạng việc dạy học tích hợp nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ 454 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Biến đổi khí hậu Dạy học kết hợp Ứng phó biến đổi khí hậu Ý thức bảo vệ môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 179 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 176 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 163 0 0 -
15 trang 141 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0