Danh mục

Giáo dục khai phóng: Thực trạng, vấn đề và kinh nghiệm cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tổng kết những quan điểm trong giáo dục khai phóng của các trường đại học, cao đẳng trên thế giới, đánh giá những điểm mạnh, yếu của loại hình đào tạo này và đưa ra những kinh nghiệm có thể áp dụng trong thực tiễn ở Đại học Thủ đô Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục khai phóng: Thực trạng, vấn đề và kinh nghiệm cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 43 GIÁO DỤC KHAI PHÓNG: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ KINH NGHIỆM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Văn Thắng, Trịnh Minh Ngọc Linh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết tổng kết những quan điểm trong giáo dục khai phóng của các trường đại học, cao đẳng trên thế giới, đánh giá những điểm mạnh, yếu của loại hình đào tạo này và đưa ra những kinh nghiệm có thể áp dụng trong thực tiễn ở Đại học Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi cũng chỉ ra quá trình phát triển và thực trạng của loại hình giáo dục này tại Việt Nam như là khái quát việc tiếp nhận, thực nghiệm và thực hành giáo dục khai phóng ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Giáo dục khai phóng, kinh nghiệm giáo dục khai phóng, Đại học thủ đô Hà Nội Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Thắng; Email: nvthang@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Học trường nào?”, “Chọn ngành học nào?” và “Làm công việc gì khi ra trường?” không chỉ là những câu hỏi thường trực trong tâm trí của các bạn sinh viên ngay từ những ngày đầu đặt chân lên giảng đường mà còn là nỗi băn khoăn về nghề nghiệp và tương lai của những bậc làm cha, mẹ. Ở thế kỉ XXI, sự tác động mạnh mẽ từ tiến bộ khoa học kĩ thuật đi kèm với đổi thay của nền kinh tế thời đại 4.0, cùng những biến chuyển trong nhận thức về văn hoá, chính trị, xã hội đã đặt ra nhiều yêu cầu và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm cũng như năng lực làm việc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước. Theo một báo cáo từ Đại học Fullbright Việt Nam, “nếu như mười, hai mươi năm trước, tấm bằng đại học với kĩ năng chuyên môn cụ thể đã vừa đủ là một tấm vé thông hành đảm bảo cho các bạn trẻ có thể bước chân vào các công ti, có một nghề nghiệp ổn định thì nay câu chuyện đã hoàn toàn thay đổi”. Bài báo còn cho biết, tỉ lệ cử nhân thất nghiệp và làm việc không đúng chuyên môn đang tăng lên một cách đáng quan ngại, mà điều cốt lõi được nhiều công ti đã chỉ ra chính là bằng cấp các ứng viên không đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm, nhất là ở lĩnh vực đòi hỏi kĩ năng cao. Sự vận động không ngừng của xã hội mang đến một thực tế rằng, kiến thức và môn học cụ thể trên giảng đường hoàn toàn có thể trở nên lỗi thời so với công việc mà sinh viên sẽ làm khi ra trường. 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Và, ngay cả khi công việc họ làm liên quan trực tiếp đến kiến thức đã được học đi chăng nữa thì nó cũng thay đổi nhanh chóng trong thực tế công nghệ số như hiện nay. Vấn đề này đặt ra một câu hỏi cấp thiết cho các nhà quản lý giáo dục, đó là: “Vậy, điều gì có thể giúp giữ nguyên được giá trị bất chấp sự thay đổi?”. Câu trả lời chính là học cách để học; học cách nghĩ; học cách cập nhật kiến thức; học cách tự thay đổi bản thân; học cách liên tục tái tạo, học hỏi và khơi gợi những kĩ năng mới ở chính nội tại con người mình để đáp ứng sự thay đổi liên tục của kinh tế - xã hội trong thời đại mới. Báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới khẳng định, ba kĩ năng gồm: (i) kĩ năng tư duy phản biện; (ii) khả năng sáng tạo; (iii) kĩ năng giải quyết vấn đề thuộc phần giá trị cốt lõi quan trọng nhất của nền giáo dục khai phóng, đó chính là những yếu tố tiên quyết giúp con người thích ứng với bối cảnh công việc ở thế kỉ XXI. 2. NỘI DUNG 2.1. Nguồn gốc về Giáo dục khai phóng Tư tưởng và mô hình giáo dục khai phóng thực chất đã có mặt từ khá lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản và châu Âu. Tại Mỹ, từ thế kỉ XIX, giáo dục khai phóng đã nhận được ủng hộ của những nhà tư tưởng như John Henry Newman và F.D. Maurice. Vào năm 1915, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kì (AAC&U) đã được thành lập xuất phát từ những lo ngại về vấn đề duy trì nền giáo dục khai phóng trước sự lớn mạnh của những ngôi trường đại học vốn đạt được nhiều thành tựu nhờ áp dụng mô hình đào tạo theo định hướng giáo dục nghề nghiệp như trường Y, trường Luật, trường Sư phạm,… (Geiger, 2015). Theo AAC&U, giáo dục khai phóng là triết lí giáo dục trao cho mỗi cá nhân quyền tự do trong tư tưởng nghiên cứu tìm tòi và đào sâu suy nghĩ về một vấn đề, hiện tượng mà không bị cản trở bởi những lí lẽ giáo điều, những hệ ý thức và các quan niệm có sẵn. Người tiếp nhận nền giáo dục khai phóng sẽ sở hữu khối kiến thức bao quát rộng lớn, kĩ năng linh hoạt và khả năng tự nhận thức mạnh mẽ rõ ràng về các hệ giá trị, những luân lí đạo đức và quyền công dân. Đặc trưng của mô hình giáo dục khai phóng dưới quan điểm của AAC&U nằm ở việc trải nghiệm và tiếp cận với những vấn đề bức thiết trong xã hội, được biểu hiện dưới d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: