Danh mục

Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học" trình bày một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đối với học sinh tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Triệu Quốc Thanh1 1. Email: mttrieu77@gmail.comTÓM TẮT Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của mọi gia đình vàtoàn xã hội. Những sự việc xãy ra gần đây là sự cảnh báo đến các bậc cha mẹ, đòi hỏi cha mẹcó sự quan tâm nhiều hơn đến con cái đồng thời cũng cần có đủ kiến thức, kỹ năng để bảo vệcon em mình. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện những tintức về xâm phạm tình dục trẻ em, đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Xâmhại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ trong cộng đồng xã hội. Giáodục cho học sinh tiểu học có kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục là trách nhiệm của giađình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi trình bày một số vấn đề lý luậnvề hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đối với học sinh tiểu học. Từ khóa: xâm hại tình dục; kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục (GD) xâm hại tình dục cho HS trường tiểu học nhằm sớm hình thành cho cácem ý thức rèn luyện kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục góp phần hình thành nhân cáchtoàn diện cho học sinh, đây là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng, là một nhiệm vụtrọng tâm đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội tham gia. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đãnêu: “Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thựctiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. (Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, 2013). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếptục khẳng định:“Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức,phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện”.Như vậy, GD&ĐT thế hệ trẻ là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, 2021, tr.136). Điều 44, Luật Trẻ em đã quy định: “Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp vớitừng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàndiện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và pháttriển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏesinh sản cho trẻ em”. (Quốc Hội Việt Nam, 2016). 532 Điều 29, Luật Giáo dục đã xác định nhiệm vụ cùa nhà trường: “Giáo dục tiểu học nhằmhình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực củahọc sinh (HS); chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. (Quốc Hội Việt Nam, 2019); Theo Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu:“Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật,kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnhđặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năngxử lý tình huống cho giáo viên trong phòng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin, kỹ năngphòng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh (thực hiện từ năm học 2020 - 2021và các năm tiếp theo).” (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Lứa tuổi học tiểu học là lứa tuổi dễ bị tấn công tình dục do bản thân các em còn nhỏ dại,trong sáng và không có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại, thậm chí khi đã bị xâm hại nhiều trẻcũng không biết. Đối tượng xấu có thể là hàng xóm, là họ hàng người thân thường dụ dỗ cácem bằng việc cho quà bánh, bằng hành vi âu yếm khiến nhiều phụ huynh chủ quan cho rằngcon không thể bị đưa vào “chuyện người lớn”. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức nhưxâm hại về thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ vàmức độ nguy hiểm của chúng. Trẻ em khi bị xâm hại phải chịu sang chấn tâm lý mạnh mẽ, tậtnguyền về tinh thần và đau đớn về thể xác. Các em bị rơi vào mặc cảm tội lỗi, thấy mình khôngcó giá trị, tự ti về bản thân nên rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tiếp theo. Nghiêm trọnghơn khi lớn lên các em không dám quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống,buông xuôi cuộc đời phụ thuộc vào các chất gây nghiện (ma túy, sex) trở thành gái mại dâm… Theo UNICEF, trong 5 năm qua, có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại ViệtNam, nghĩa là cứ 8 giờ trôi qua lại có một bé bị xâm hại. Đau lòng hơn là hàng trăm trẻ dưới 6 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: