Danh mục

Giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.92 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài toán cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay là trên nền tảng khoa học kĩ thuật hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đào tạo, giáo dục thế hệ mới sao cho vừa hiện đại vừa giữ được cội gốc văn hoá dân tộc. Mời cá
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CHO TRẺ MẦM NONTRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 TS. Nguyễn Thanh Tâm1 Tóm tắt: Trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong một môi trường khác biệt so với thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại với những người làm văn hoá, giáo dục. Tâm hồn trẻ trở nên xơ cứng, nghèo nàn; đặc biệt là mối dây liên hệ với văn hoá truyền thống rất lỏng lẻo. Bài toán cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay là trên nền tảng khoa học kĩ thuật hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đào tạo, giáo dục thế hệ mới sao cho vừa hiện đại vừa giữ được cội gốc văn hoá dân tộc. Đáng tiếc, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Bài báo này sẽ đưa ra những định hướng giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0 theo hướng tiếp cận liên ngành. Từ khoá: cách mạng 4.0, giáo dục, văn hoá truyền thống, trẻ mầm nonĐặt vấn đề Văn hóa, đókhông chỉ là khái niệm mà còn là nhân tố quan trọng quyết địnhgiá trị của từng cá thể người, lớn hơn là giá trị của một vùng đất, một dân tộc vànhân loại. “Phức hệ tổng hợp” này được hình thành, hun đúc qua chiều dài thờigian và chiều rộng không gian. Nhận thức, ghi nhớ để trân trọng và yêu thương tấtcả các mảnh vụn của phức hệ này là điều không dễ.Mahatma Ganhi từng nói rằng,nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Suycho cùng, đưa văn hóa vào tâm hồn con người sẽ là con đường bảo lưu văn hóa tốtnhất.Văn hóa dân tộc là một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể của văn hóa nhânloại. Cây có cội, nước có nguồn, người có gốc. Dẫu trong cuộcđời, mỗi người sẽ đinhiều nơi, hòa hợp với nhiều vùng đất với những đặc trưngvăn hóa khác nhau,nhưng mỗi cá thể chỉ và phải trình diện, đóng góp vào nơi đó, trước hết là văn hóamà mìnhđã được di truyền từ trong máu huyết. Vì thế, giáo dục văn hoá truyềnthống cho học sinh là nội dung ý nghĩa, bất kể là thời đại nào. Trong bối cảnh cuộccách mạng 4.0, khi nhận thức và tình cảm của thế hệ trẻ về văn hoá truyền thống dântộc rất đỗi hời hợt, giản đơn thì việc chăm chút bồi dưỡng, giáo dục văn hoá truyền1 Phó Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Huế.Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 505thống cho trẻ ngay từ bậc mầm non là vô cùng cần thiết. Và một khi xu hướng liênngành đang trở thành xu hướng nghiên cứu tất yếu, nội dung giáo dục này cần đượcđịnh hướng thực hiện trong sự phối kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Đấy cũngchính là nội dung mà bài viết quan tâm giải quyết.Kết quả nghiên cứu1. Giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ mầm non – nhiệm vụ cấp thiết củagiáo dục Việt Nam hiện nay Trong cách hiểu của các nhà nghiên cứu, văn hóa truyền thống là một kháiniệm có tính mở, bao gồm những giá trị vật chất lẫn tinh thần mà thế hệ cha ôngtạo ra và chuyển di cho thế hệ sau. Đó là những đặc điểm, kinh nghiệm, phong tục,sản phẩm tinh thần... của một tập thể, cộng đồng ở một vùng đất nhất định, có khảnăng phân biệt với dân tộc khác. Giáo dục văn hóa truyền thống là nội dung quantrọng trong sự phát triển của thế hệ trẻ với nhiệm vụ kết nối trẻ với nguồn cội. Thựctế, bất kỳ sự phát triển nào không dựa trêntruyền thống và giá trị của truyền thốngđều thất bại. Văn hóa là di sản hiếm hoi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Con người đã tạo ra, định hình và bảo tồn chúng như là sự tích lũy văn hóa vật chấtvà phi vật chất qua nhiều thế hệ. Quá trình bảo tồn văn hóa sẽ gắn với nhận thức.Do đó, giáo dục văn hóa truyền thống trở thành một phần không thể thiếu của quátrình dạy học. Trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự phát triển của công nghệ, khi văn hóatruyền thống có khả năng bị khuếch tán nhanh thì vấn đề bảo tồn văn hóa càng trởnên cấp thiết. Thời đại 4.0 cho phép giới trẻ (trong đó có trẻ mầm non) thụ hưởngnhững giá trị mới so với thế hệ ông cha nhưng cũng đồng thời làm nhạt mối dâyliên hệ giữa thế hệ này với văn hoá truyền thống. Các phương thức giải trí hiện đạiđã đẩy trẻ ra xa các trò chơi dân gian, những sinh hoạt tập thể. Việc trẻ tiếp xúc quánhiều với điện thoại, màn hình ti vi hay vi tính cũng đi liền với những vấn đề sứckhoẻ và tâm lý. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dự báo về cuộc xâm lăng văn hoá đếntừ các nước có nền công nghiệp giải trí phát triển. Sự du nhập ồ ạt các ấn phẩm vănhoá ngoại trong thế giới thật và thế giới ảo cũng làm phai nhạt mối quan hệ tươngtác giữa trẻ mầm non với văn hoá truyền thống. Những câu hát, bài vè và đồng daodân gian; những phong tục tập quán của thế hệ cha ông; những địa chỉ văn hóa gắnvới những sự kiện, con người lịch sử hay các làng nghề truyền thống… thiếu vắngtrong hiểu biết của trẻ. Điều đáng lo ngại hơn cả là tâm hồn trẻ trở nên xơ cứng,nghèo nàn. Không sai khi nói rằng, xúc cảm là thứ con người, trong đó có trẻ mầmnon, thiếu nhiều nhất trong thời đại 4.0. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế506 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Trước tình hình đó, thời gian qua nội dung này đã được đối diện một cáchnghiêm túc với những định hướng cụ thể và khả thi. Giáo dục văn hoá truyền thốngkhông còn là một nội dung mang tính tự phát. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày4/11/2013 củaBan chấp hành trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mớicăn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạo hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế”,Nghị quyếtsố 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị trung ương9 khoá XI về “Xây dựng vàphát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước”, Công văn số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: