Danh mục

Giáo trình An toàn lao động hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,006.69 KB      Lượt xem: 80      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình An toàn lao động hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) gồm 6 chương: Chương 1 - Các bộ luật liên quan đến an toàn lao động hàng hải; Chương 2 - Cách sử dụng các trang thiết bị an toàn; Chương 3 - Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên tàu; Chương 4 - Kỹ thuật an toàn khi làm dây; Chương 5 - Công tác an toàn khi tàu nằm cầu; Chương 6 - công tác an toàn khi chạy biển; an toàn khi thực hiện một số công việc đặc biệt;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình An toàn lao động hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 Bài 1: CÁC BỘ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI 1. Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam Quy định an toàn lao động ( ngành đường biển) Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường biển PHẦN THỨ NHẤT Chương 1 Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng Cục Trưởng. Chương 2 Chế độ trách nhiệm của Cán bộ quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ ở XN. PHẦN THỨ HAI Quy định kỹ thuật an toàn lao động. Quy định an toàn lao động xếp dỡ hàng hóa. Chương 1 Quy định chung. Chương 2 Địa điểm xếp dỡ. Chương 3 Quy định an toàn lao động khi sử dụng xếp dỡ. Chương 4 Quy định an toàn lao động khi xếp dỡ hàng hóa. Chương 5 Xếp dỡ hàng hóa đặc biệt. Chương 6 Quy định ATLĐ khi sử dụng phương tiện vận chuyển. Quy định an toàn lao động phòng cháy nổ trên tàu vận tải biển. Chương 7 Quy định chung. Chương 8 Quy định an toàn cho các công việc trên tàu. Chương 9 Quy định ATLĐ khi chở hàng dễ cháy nổ. Chương 10 Quy định ATLĐ khi tàu chở hàng có độc hại. Chương 11 Quy định an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu. Chương 12 Quy định ATLĐ trên các phương tiện chuyên chở người. Chương 17 Quy định ATLĐ công việc gỉ - sơn. Chương 18 Quy định ATLĐ khi làm việc trong âu – triền – đà. Phụ lục 1 Ký hiệu hàng hóa – Sử dụng bình chữa cháy. Tín hiệu chỉ huy trực. Phụ lục 2 Tín hiệu bằng còi. Phụ lục 3 Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp thép khi có sợi đứt, sợi mòn. Phụ lục 4 Số lượng khóa cáp và khoảng cách giữa các khóa cáp… Phụ lục 5 Phương pháp hô hấp nhân tạo. 2. Giới thiệu bộ luật ISM : International Sefety Management Code • ISM : International Safety Management : Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế • Mục đích: đảm bảo cho tàu tham gia thực hiện đầy đủ các qui định về an toàn trong quá trình hành hải, đảm bảo an toàn cho con người, tàu, hàng và bảo vệ môi trường. • Các định nghĩa : + Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM) : là bộ luật Quản lý quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. + Công ty có nghĩa là chủ tàu hoặc một tổ chức hay cá nhân nào đó như người quản lý, hoặc người thuê tàu trần, đồng ý thực hiện toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm theo qui định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế. + Chính quyền hành chính nghĩa là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang cờ. + Hệ thống quản lý an toàn nghĩa là hệ thống có cấu trúc và được lập thành văn bản cho phép những người trong công ty thực hiện có hiệu lực chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của công ty. + Giấy chứng nhận phù hợp nghĩa là giấy chứng nhận cấp cho công ty tuân thủ với các yêu cầu của Bộ luật này. + Giấy chứng nhận Quản lý an toàn nghĩa là giấy chứng nhận cấp cho tàu khẳng định hoạt động quản lý của công ty và trên tàu tuân thủ với hệ thống quản lý an toàn đã được phê duyệt. + Bằng chứng khách quan nghĩa là các thông tin, hồ sơ hoặc những sự việc thực tế. + Sự ghi nhận nghĩa là một sự việc thực tế được phát hiện khi đánh giá công tác quản lý an toàn. + Sự không phù hợp nghĩa là một tình huống quan sát được và có các bằng chứng khách quan chỉ ra sự không tuân thủ với một yêu cầu cụ thể - Quản lý về khai thác tàu an toàn – chương IX trong phụ lục của công ước SOLAS, 1974 + Quy định 1 : Các định nghĩa (8 đn) + Quy định 2 : Phạm vi áp dụng + Quy định 3 : Các yêu cầu về quản lý an toàn + Quy định 4 : Chứng nhận + Quy định 5 : Duy trì các điều kiện + Quy định 6 : Kiểm tra xác nhận và kiểm soát - Bộ luật quản lý an toàn Quốc tế + Giới thiệu Phần A - Thực hiện 1. Quy định chung : + Các định nghĩa + Mục tiêu + Áp dụng + Các yêu cầu chức năng đối với hệ thống quản lý an toàn 2. Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường. 3. Trách nhiệm và quyền hạn của công ty. 4. Người phụ trách. 5. Trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng. 6. Nguồn lực và nhân lực. 7. Triển khai các kế hoạch hoạt động trên tàu. 8. Sẵn sàng đối phó tình huống khẩn cấp. 9. Báo cáo và phân tích về sự không phù hợp, tai nạn và tình huống nguy hiểm. 10. Bảo dưỡng tàu và trang thiết bị. 11. Tài liệu. 12. Kiểm tra xác nhận, xem xét và đánh giá của công ty. Phần B - Chứng nhận và kiểm tra xác nhận 13. Chứng nhận và kiểm tra xác nhận định kỳ. 14. Chúng nhận tạm thời. 15. Kiểm tra xác nhận. 16. Mẫu giấy chứng nhận. - Hướng dẫn đã được sửa đổi cho các chính quyền hành chính triển khai thực hiện bộ luật Quản lý an toàn quốc tế ( Nghị quyết A.913 (22)) + Giới thiệu • Bộ luật • Áp dụng bắt buộc của bộ luật ISM • Trách nhiệm kiểm tra xác nhận và chứng nhận 1. Phạm vi và áp dụng + Các định nghĩa + Phạm vi và áp dụng 2. Kiểm tra xác nhận sự phù hợp với bộ luật ISM + Quy định chung + Năng lực của hệ thống quản lý an toàn để đáp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: