Giáo trình Bệnh học chuyên khoa: Phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Giải phẫu – sinh lý da; Bệnh nấm da; Viêm da mủ; Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh; Hội chứng liệt nửa người; Bệnh lý viêm đa dây thần kinh;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh học chuyên khoa: Phần 2
PHẦN III
CHUYÊN KHOA DA LIỄU
Bài 29
GIẢI PHẪU – SINH LÝ DA
1. Đại cương
- Da là cơ quan quan trọng chiếm tới 16% trọng
lượng cơ thể. Da bao bọc toàn bộ diện tích cơ thể gồm 2
lớp chính: lớp biểu mô trên mặt gọi là biểu bì và lớp mô
liên kết phía dưới gọi là lớp đệm hay lớp chân bì. Phía
227
dưới lớp chân bì là 1 lớp mô liên kết thưa, lỏng lẻo hơn
chân bì gọi là hạ bì
- Ở nhiều vùng lớp này chuyển thành mô mỡ dưới
da, ở da người còn thấy các thành phần phụ thuộc là
lông, các tuyến, móng.
2. Giải phẫu da
2.1. Biểu bì:
Biểu bì là 1 biểu mô lợp thuộc loại biểu mô lát tầng
sừng hóa gồm 2 dòng tế bào khác nhau tạo thành. Phần
lớn tế bào biểu mô sừng hóa, hình thành các lớp trên mặt
của da, các tế bào biểu bì được sinh ra từ ngoại bì, lớp
mặt ngoài phôi. Những tế bào ở dưới sây của biểu bì
không sừng hóa.
Từ trong ngoài biểu bì được phân thành các lớp:
Lớp đáy; Lớp sợi; Lớp hạt; Lớp bong; Lớp sừng.
Biểu bì là lớp tế bào liên tục lợp bên ngoài toàn bộ
cơ thể, đồng thời cũng có khả năng được biết ở một số
nơi để hình thành những bộ phận phụ thuộc của da: lông,
móng, các tuyến.
2.2. Chân bì:
Hạ bì được tạo thành bởi lớp mô liên kết thưa, nối
chân bì với các cơ quan bên dưới, tùy từng vùng của cơ
228
thể, tùy tình trạng nuôi dưỡng, ở lớp hạ bì có thể có
những thùy mỡ, tạo thành 1 lớp mỡ dày hay mỏng.
3. Sinh lý da
Da không chỉ là một màng bọc đơn thuần mà là một
cơ quan có nhiều chức năng quan trọng có ý nghĩa quyết
định đối với đời sống, nó có liên quan mật thiết đến các
bộ phận khác trong cơ thể do đó sự toàn vẹn, lành mạnh
của da là yếu tố cần thiết để bảo đảm sức khỏe chung.
3.1. Chức năng bảo vệ
Da là một hàng rào bảo vệ các bộ phận sâu như thần
kinh, mạch máu, cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của
yếu tố cơ học, lý học, hóa học, vi khuẩn.
3.2. Chức năng điều hòa nhiệt độ:
Nhờ hệ số dẫn nhiệt của tổ chức mỡ dưới da (K =
0,00033) và của lớp sừng (K = 0,000125), da tham gia
điều hòa nhiệt độ bằng hai cơ chế chính là ra mồ hôi và
phản ứng vận mạch.
3.3. Chức năng bài tiết:
Trên da toàn cơ thể có chừng 2 – 5 triệu tuyến mồ
hôi, ngoài nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt, mồ hôi còn có
229
nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã, độc hại chủ yếu là ure,
bài tiết chất bã Sebum làm cho da không ngấm nước, lớp
sừng mềm mại, lông tóc trơn mượt, giúp cho da chống
đỡ với vi khuẩn và nấm.
3.4. Chức năng dự trữ và chuyển hóa:
- Nước trong cơ thể chiếm 64%, riêng ở da là 9%
- Dự trữ natriclorua khá nhiều: khi lao động tiết
nhiều mồ hôi thì nước ở da giảm, khi thận bị tổn thương
lọc muối kém, muối giữ lại nhiều trong máu bị đưa ra
da, muối ứ đọng ở da kéo theo nước gây phù nề dưới da.
- Dưới tác dụng của tia cực tím Cholesteron dưới
da được chuyển hóa thành vitamin D rất cần cho sự hấp
thụ canxi ở xương.
- Ở dưới da còn có nhiều điện giải khác như canxi,
magie, kali …
3.5. Chức năng tạo Karatin và melanin:
Có thể coi là hai chức năng đặc hiệu của tế bào
thượng bì, khi hai chức năng cơ bản đảm bảo cho sự lành
mạnh toàn vẹn của da.
3.6. Chức năng cảm giác:
Da có thể phân biệt được 3 loại cảm giác
- Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm
230
- Cảm giác nóng, lạnh
- Cảm giác đau
Nhờ có chức phận cảm giác cơ thể thích ứng được
với ngoại cảnh và tránh được yếu tố có hại
4. Sự liên quan giữa da và nội tạng
- Da là nơi phản ánh nhiều rối loạn hoặc tổn thương
nội tạng, nội tiết
- Bệnh gan, mật biểu hiện rất sớm ở da và niêm mạc
- Táo bón, bệnh giun sán gây sẩn ngứa, eczema
- Lao thận có thể gây sạm da
- Tổn thương da có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nội
tạng, đến sức khỏe chung:
- Bệnh da ngứa mãn tính ảnh hưởng đến thần kinh
trung ương gây suy nhược thần kinh
- Mụn nhọt, nhiễm trùng da gây nhiễm khuẩn
huyết, viêm cầu thận cấp.
231
Bài 30
THUỐC BÔI NGOÀI DA
1. Đại cương
Thuốc bôi điều trị ngoài da rất phong phú, đa dựng
và có các nguồn gốc sau:
- Nguồn gốc hóa học
- Vô cơ: kim loại muối kim loại, á kim và các dẫn
xuất của chúng như oxyt, axit
- Hữu cơ: các chất béo, chất thơm, aldehyt, axeton,
phenol, axit
- Các chất thảo mộc
- Các chất tổng hợp, bán tổng hợp
2. Tác dụng của thuốc bôi ngoài da
- Làm tăng cường hạn chế, thậm chí cản trở sự bốc
hơi nước qua da. Có loại làm tăng diện tích tiếp xúc của
da, giúp bốc hơi nước qua da dễ dàng hơn, làm mát da,
chống ngưng tụ máu, giảm viêm. Ngược lại, có loại làm
bít da, hạn chế bốc hơi mồ hôi, làm tăng xung huyết da.
- Ảnh hưởng tới tuần hoàn da gây giãn mạch hoặc
co mạch
- Tùy theo dạng thuốc và tá dược, thuốc sẽ ngấm
vào da nhiều hay ít, nông hay sâu.
232
Nhưng thường c ...