![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học: Phần 2 - Lê Phương Nga
Số trang: 74
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của Phần 2 Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học mang đến cho người học các kiến thức cơ bản về bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh giỏi với các kiến thức - kĩ năng Tiếng Việt, tiếp nhận ngôn bản - rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cảm thụ văn học. Bên cạnh đó phần 2 của cuốn giáo trình có một số bài tập sẽ giúp người học nắm các kiến thức một cách chắc chắn hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học: Phần 2 - Lê Phương Nga Chương III BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH GIỎI Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt là một việc làm lâu dài và đồng bộ trong giờ chính khoá và giờ học tự chọn, trong tất cả các phân môn tiếng Việt. Dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Việt, ta có thể chia phạm vi kiến thức và kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh thành ba nội dung lớn: Tri thức tiếng Việt, tiếp nhận ngôn bản, tạo lập ngôn bản. Mỗi nội dung dạy học lại có thể được chia nhỏ hơn thành từng mạch kiến thức - kĩ năng. Vì các nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng theo nguyên tắc thực hành, chúng được thiết kế thành hệ thống bài tập nên chúng ta sẽ đi vào xác định các kiến thức và kĩ năng cơ bản theo từng mạch kiến thức, kĩ năng cần bồi dưỡng cho học sinh, mô tả, phân tích các kiểu dạng bài tập theo từng mạch kiến thức, kĩ năng này. Đặc biệt, chúng ta sẽ tập trung chỉ ra những phạm vi kiến thức và kĩ năng cần phải có để giải từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm tạo ra sự thú vị cuả từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện những bài tập này. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét từng nội dung, từng mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh 1. CÁC TRI THỨC - KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT Các tri thức tiếng Việt, chủ yếu là các tri thức về từ và câu, được hình thành trong các giờ học Luyện từ và câu và một phần trong giờ học Chính tả có thể được chia thành 14 mạch kiến thức - kĩ năng sau: 1.1. Ngữ âm - chữ viết - chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết đúng chính tả Các kiến thức liên quan đến ngữ âm, chữ viết, chính tả gồm: cấu tạo âm tiết, quy tắc chính tả (quy tắc lựa chọn chữ ghi âm và quy tắc viết hoa). Mạch kiến thức, kĩ năng này gồm các dạng bài tập sau: 1.1.1. Phân tích cấu tạo tiếng (âm tiết) Phân tích cấu tạo âm tiết là một kĩ năng cần có để đọc đúng, đọc trơn tiếng và ghi lại đúng tiếng - viết đúng chính tả các chữ. Phân tích cấu tạo âm tiết gồm các kiểu bài tập: 1.1.1.1. Tách tiếng thành các bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh Ở những bài tập yêu cầu tách tiếng thành phụ âm đầu và vần, học sinh sẽ gặp khó khăn trong những trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt. Đó là khi mà âm và kí tự không có quan hệ 1-1, ví dụ trường hợp phụ âm đầu được viết bằng “gi” mà vần lại bắt đầu bằng “i” như “gì”, “giếng”, “giết” là trường hợp đặc biệt khó. Ví dụ bài tập sau: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Chúng được viết bằng những con chữ nào? làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình. Âm đầu của tất cả các tiếng được in đậm ở trên đều là âm “dờ”.Nó được ghi bằng “gi”(đọc là “di”) trong các chữ “giữ,giặc,giã,gia”.Nó được ghi bằng “g” trong các chữ “gì,gìn,giết, giêng,giếng”.Trong trường hợp thứ hai này,một mình con chữ “g” đại diện cho cả chữ “gi” dùng để ghi âm “dờ”. Đây cũng chính là một điểm tạo ra sự thú vị. 1.1.1.2. Tìm các tiếng có cùng vần Những bài tập nâng cao cũng sẽ chọn ngữ liệu là các trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết Tiếng Việt.Chúng ta cần lưu ý để học sinh không bị chữ viết đánh lừa trong các trường hợp như “cua / qua”, “hoa / qua”. Một kiểu bài tập khá thú vị là tìm các tiếng được gieo vần ở trong đoạn thơ. Ngoài ra, dựa vào cách gieo vần có thể tạo trò chơi vui nói câu có vần tự giới thiệu về mình, ví dụ “Em tên là Hoa, em thích ăn quà”. Ai phản ứng chậm không nói được ngay một câu có nghĩa thì bị xem là thua cuộc. 1.1.1.3. Giải đố chữ Giải đố chữ là bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ (chữ) phù hợp với câu đố. Ví dụ: Còn sắc thì để nấu canh Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là những chữ gì?) Đây là một kiểu bài tập thú vị vì tích hợp được cả kiến thức về chữ viết ghi âm và sự hiểu biết về nghĩa của từ. Những cách gọi đầu (phụ âm đầu), đuôi (vần hoặc âm cuối), thêm, bớt huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (tên các dấu thanh) tạo ra những đồng âm thú vị. Ví dụ, ở câu đố trên, “còn sắc” tức là còn dấu sắc là chữ chỉ thứ gì đó dùng để nấu canh, khi “mất sắc” tức là mất dấu sắc lại thành chữ chỉ cái gì đó hay đi cùng cậu học trò.Lời giải khá bất ngờ là chữ “bí” và chữ “bi”. 1.1.2. Viết đúng chính tả Liên quan đến chính tả có các kiểu bài tập: 1.1.2.1. Dựa vào quy tắc để viết đúng Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt và viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các danh hiệu, huân chương, huy chương được xem là khó nên có thể dùng để ra đề thi học sinh giỏi. Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt phải theo quy tắc “ Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên và gạch giữa các tiếng trong mỗi bộ phận”. Quy tắc này được xem là khó vì hai lẽ: Thứ nhất, nếu nghe đọc, học sinh rất khó tách được tên thành các bộ ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học: Phần 2 - Lê Phương Nga Chương III BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH GIỎI Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt là một việc làm lâu dài và đồng bộ trong giờ chính khoá và giờ học tự chọn, trong tất cả các phân môn tiếng Việt. Dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Việt, ta có thể chia phạm vi kiến thức và kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh thành ba nội dung lớn: Tri thức tiếng Việt, tiếp nhận ngôn bản, tạo lập ngôn bản. Mỗi nội dung dạy học lại có thể được chia nhỏ hơn thành từng mạch kiến thức - kĩ năng. Vì các nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng theo nguyên tắc thực hành, chúng được thiết kế thành hệ thống bài tập nên chúng ta sẽ đi vào xác định các kiến thức và kĩ năng cơ bản theo từng mạch kiến thức, kĩ năng cần bồi dưỡng cho học sinh, mô tả, phân tích các kiểu dạng bài tập theo từng mạch kiến thức, kĩ năng này. Đặc biệt, chúng ta sẽ tập trung chỉ ra những phạm vi kiến thức và kĩ năng cần phải có để giải từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm tạo ra sự thú vị cuả từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện những bài tập này. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét từng nội dung, từng mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh 1. CÁC TRI THỨC - KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT Các tri thức tiếng Việt, chủ yếu là các tri thức về từ và câu, được hình thành trong các giờ học Luyện từ và câu và một phần trong giờ học Chính tả có thể được chia thành 14 mạch kiến thức - kĩ năng sau: 1.1. Ngữ âm - chữ viết - chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết đúng chính tả Các kiến thức liên quan đến ngữ âm, chữ viết, chính tả gồm: cấu tạo âm tiết, quy tắc chính tả (quy tắc lựa chọn chữ ghi âm và quy tắc viết hoa). Mạch kiến thức, kĩ năng này gồm các dạng bài tập sau: 1.1.1. Phân tích cấu tạo tiếng (âm tiết) Phân tích cấu tạo âm tiết là một kĩ năng cần có để đọc đúng, đọc trơn tiếng và ghi lại đúng tiếng - viết đúng chính tả các chữ. Phân tích cấu tạo âm tiết gồm các kiểu bài tập: 1.1.1.1. Tách tiếng thành các bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh Ở những bài tập yêu cầu tách tiếng thành phụ âm đầu và vần, học sinh sẽ gặp khó khăn trong những trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt. Đó là khi mà âm và kí tự không có quan hệ 1-1, ví dụ trường hợp phụ âm đầu được viết bằng “gi” mà vần lại bắt đầu bằng “i” như “gì”, “giếng”, “giết” là trường hợp đặc biệt khó. Ví dụ bài tập sau: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Chúng được viết bằng những con chữ nào? làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình. Âm đầu của tất cả các tiếng được in đậm ở trên đều là âm “dờ”.Nó được ghi bằng “gi”(đọc là “di”) trong các chữ “giữ,giặc,giã,gia”.Nó được ghi bằng “g” trong các chữ “gì,gìn,giết, giêng,giếng”.Trong trường hợp thứ hai này,một mình con chữ “g” đại diện cho cả chữ “gi” dùng để ghi âm “dờ”. Đây cũng chính là một điểm tạo ra sự thú vị. 1.1.1.2. Tìm các tiếng có cùng vần Những bài tập nâng cao cũng sẽ chọn ngữ liệu là các trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết Tiếng Việt.Chúng ta cần lưu ý để học sinh không bị chữ viết đánh lừa trong các trường hợp như “cua / qua”, “hoa / qua”. Một kiểu bài tập khá thú vị là tìm các tiếng được gieo vần ở trong đoạn thơ. Ngoài ra, dựa vào cách gieo vần có thể tạo trò chơi vui nói câu có vần tự giới thiệu về mình, ví dụ “Em tên là Hoa, em thích ăn quà”. Ai phản ứng chậm không nói được ngay một câu có nghĩa thì bị xem là thua cuộc. 1.1.1.3. Giải đố chữ Giải đố chữ là bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ (chữ) phù hợp với câu đố. Ví dụ: Còn sắc thì để nấu canh Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là những chữ gì?) Đây là một kiểu bài tập thú vị vì tích hợp được cả kiến thức về chữ viết ghi âm và sự hiểu biết về nghĩa của từ. Những cách gọi đầu (phụ âm đầu), đuôi (vần hoặc âm cuối), thêm, bớt huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (tên các dấu thanh) tạo ra những đồng âm thú vị. Ví dụ, ở câu đố trên, “còn sắc” tức là còn dấu sắc là chữ chỉ thứ gì đó dùng để nấu canh, khi “mất sắc” tức là mất dấu sắc lại thành chữ chỉ cái gì đó hay đi cùng cậu học trò.Lời giải khá bất ngờ là chữ “bí” và chữ “bi”. 1.1.2. Viết đúng chính tả Liên quan đến chính tả có các kiểu bài tập: 1.1.2.1. Dựa vào quy tắc để viết đúng Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt và viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các danh hiệu, huân chương, huy chương được xem là khó nên có thể dùng để ra đề thi học sinh giỏi. Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không phiên âm theo lối Hán Việt phải theo quy tắc “ Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên và gạch giữa các tiếng trong mỗi bộ phận”. Quy tắc này được xem là khó vì hai lẽ: Thứ nhất, nếu nghe đọc, học sinh rất khó tách được tên thành các bộ ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Cảm thụ văn học Kĩ năng Tiếng Việt Bài tập luyện từTài liệu liên quan:
-
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 261 1 0 -
tiếng việt và phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
206 trang 38 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 - 5
24 trang 20 0 0 -
9 trang 17 0 0
-
Năng lực cảm thụ văn học: Vấn đề khái niệm và phương thức đánh giá
6 trang 16 0 0 -
22 trang 15 0 0
-
19 trang 13 0 0
-
Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học: Phần 2
71 trang 13 0 0 -
Kĩ năng cảm thụ văn học - cơ sở hình thành năng lực dạy học của giáo viên ngữ văn
4 trang 13 0 0 -
Chuyên đề Tổ quốc và con người kháng chiến
54 trang 13 0 0