Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 2 CÂY ĐẬU NÀNHGiới thiệu: Cây đậu nành rất được chú trọng phát triển ở nước ta cũng như nhiều nướckhác trên thế giới. Đặc biệt, nhiều nhà khoa học đã xem đậu nành là chìa khoáđể giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng của con người (nhất là ở cácnước chậm phát triển) và vấn đề bảo vệ độ phì của đất nhờ khả năng cố địnhđạm. Ngay ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, cây đậu nành vẫn đượcđánh giá cao. Ở Liên Xô, đậu nành được xem là “vàng của thảo nguyên”. NgườiMỹ gọi đậu nành là “vàng mọc từ đất”, “mặt hàng có giá trị chiến lược”.Mục tiêu: Kiến thức: trình bày được tình hình sản xuất, nguồn gốc, giá trị sử dụng, yêucầu điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm thực vật học, kỹ thuật canh tác, các loại sâubệnh và biện pháp quản lý trên cây đậu nành. Kỹ năng: thực hiện được, hướng dẫn thực hiện được quy trình kỹ thuật canhtác và quản lý sâu bệnh gây hại trên cây đậu nành. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúngđắn về môn học, có thái độ hợp tác với bạn bè, tôn trọng pháp luật và các quy địnhcủa nhà trường; có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theonhóm; có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới1.1. Trong nước Cây đậu nành ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời. Mặc dù vậy, trong thờigian hàng chục năm qua, diện tích trồng đậu nành của cả nước ta hiện nay chỉ đạt249,2 ngàn ha (Bảng 2.1). 25Bảng 2.1: Diện tích trồng đậu nành của một số tỉnh ở Việt Nam (ngàn ha) (TổngCục thống kê, 2009). Năm 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009 Cả nước 269,6 246,7 254,5 255,3 249,2 Vĩnh Phúc 4,1 2,7 4,1 4,6 3,7 Hà Tây 5,0 4,5 4,8 Hưng Yên 1,9 1,5 1,7 1,4 1,1 Hà Nam 1,2 0,9 0,9 0,6 0,5 Hà Giang 3,7 4,3 4,3 5,6 6,5 Đắk Nông 8,2 7,7 8,7 8,3 7,8 Trà Vinh 3,6 3,4 3,9 4,1 4,3 Đồng Tháp 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 An Giang 0,5 0,6 0,7 0,6 0,5 Điều tra nông dân trồng đậu nành tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thìvốn đầu tư cho 1 ha bình quân là 5,5 triệu đồng, năng suất bình quân là 1,5 - 2tấn/ha, như vậy giá thành 1 kg là 2750 đồng/kg đến 3800 đồng/kg. So với giáthành đậu nành sản xuất tại Mỹ thì giá thành sản xuất của Việt Nam cao hơn nhiềulần. Như vậy, khi xuất khẩu với giá hiện nay là 216 USD/tấn (3500 đồng/kg)(Darrel Good, 2007), thì đậu nành Việt Nam không có khả năng cạnh tranh vớiđậu nành các nước trên thế giới. Theo Cục Trồng Trọt (2006), mỗi năm cả nướctrồng khoảng 200 ngàn ha đậu nành, chủ yếu trong vụ đông với sản lượng 300nghìn tấn. Sản lượng này mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sử dụng trong nước.Mỗi năm, cả nước vẫn nhập khẩu gần một triệu tấn hạt đậu nành và nhu cầu sửdụng tăng bình quân 10%. Theo Trần Thượng Tuấn (2006), đồng bằng sông CửuLong có thể đạt năng suất cao nhất nước nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Mỹ,Brazil và một số nước khác, chưa nói là chi phí phòng trừ sâu bệnh rất cao, hơnnữa Mỹ còn trợ giá cho đậu nành rất nhiều. Vì vậy, trước khi quyết định mở rộngsản xuất ra ngoài các địa bàn truyền thống, bước đi cần thiết phải làm trước là đầutư nghiên cứu tạo ra giống mới và quy trình canh tác, giảm giá thành sản xuất,đảm bảo sản phẩm thu được có tính cạnh tranh trên thị trường.1.2. Trên thế giới Cây đậu nành được trồng rộng rãi từ bắc vĩ tuyến thứ 48 đến Nam vĩ tuyếnthứ 30. Sản xuất đậu nành đã gia tăng mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.Cây đậu nành đã nhanh chóng chiếm lĩnh địa bàn sản xuất mới và ngày nay câyđậu nành đã có mặt ở khắp các lục địa. Diện tích sản xuất đậu nành trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Nếu trongcác năm 1938 - 1940, diện tích trồng đậu nành trên thế giới đạt 12,4 triệu ha (FAO,2002), thì đến năm 2009 đã tăng lên 99 triệu ha (FAO, 2010). Cùng với sự mở 26rộng, tổng sản lượng đậu nành trên thế giới cũng tăng vọt, năm 1938 chỉ mới đạt12,3 triệu tấn (FAO, 2002) thì đến nay sản lượng trung bình của năm 2009 là 222triệu tấn (Bảng 2.2). Hiện nay, Mỹ đã vươn lên đứng ở vị trí hàng đầu sản xuấtđậu nành. Diện tích trồng đậu nành năm 2009 của Mỹ 30,9 triệu ha, với 91,4 triệutấn sản phẩm, chiếm gần phân nửa tổng sản lượng đậu nành của thế giới. Sau Mỹ,nước Brazil cũng đã có bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất đậu nành.Bảng 2.2: Diện t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo vệ thực vật Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày Cây công nghiệp ngắn ngày Bệnh gây hại trên cây mè Bệnh đốm phấnTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 trang 666 17 0 -
Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo bưởi hồng na
80 trang 511 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 trang 438 8 0 -
9 trang 301 0 0
-
36 trang 292 0 0
-
48 trang 290 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê vối (Robusta) bền vững tại Việt Nam (dành cho người sản xuất)
80 trang 288 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2
45 trang 254 0 0 -
Giáo trình Trồng mận - MĐ05: Trồng đào, lê, mận
105 trang 250 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn kiến trúc phố cổ Đồng Văn tỉnh Hà Giang
137 trang 0 0 0 -
Vai trò của dấu ấn sinh học trong nhồi máu não
11 trang 1 0 0 -
BÀI TẬP ÔN LUYỆN VẬT LÍ 12 PHẦN GIAO THOA VÀ HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN
3 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc các khu resort ven biển Đà Nẵng
112 trang 0 0 0 -
114 trang 0 0 0
-
121 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Chất hài trong kiến trúc của Renzo Piano
124 trang 0 0 0 -
157 trang 0 0 0
-
179 trang 0 0 0