Thông tin tài liệu:
Giáo trình Châm cứu-các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đại cương về châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; Đại cương về kinh lạc, huyệt vị; 60 huyệt thường dùng trong điều trị; Đại cương về xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập dưỡng sinh;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Châm cứu-các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ MEKONG GIÁO TRÌNHCHÂM CỨU - CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC Trình độ: Trung cấp Ban hành kèm theo quyết định số : …/2021/QĐ-TCQTMK ngày…..tháng…..năm 2021 của Trường Trung cấp Quốc tế Mekong LƯU HÀNH NỘI BỘ 1TT TÊN BÀI HỌC SỐ TRANG1 Đại cương về châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc2 Đại cương về kinh lạc, huyệt vị3 60 huyệt thường dùng trong điều trị3 12 Kinh chính4 Kinh cân5 Huyệt ngoài kinh6 Nguyên tắc chon huyệt7 Kỹ thuật châm cứu8 Điện châm, thuỷ châm9 Đại cương về xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập dưỡng sinh10 Kỷ thuật xoa bóp bấm huyệt11 Vận động cơ khớp12 Xoa bóp theo từng vùng cơ thể13 Luyện thở, luyện tinh thần14 Điều trị một số bệnh chứng thường gặp bằng châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc 2 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC MỤC TIÊU: Học xong phần này học sinh có khả năng:1. Trình bày khái quát lịch sử châm cứu Việt Nam và vị trí của châm cứu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.2. Nêu được chỉ định và chống chỉ định của châm cứu trong chữa bệnh. NỘI DUNG I- LỊCH SỬ CHÂM CỨU Ở VIỆT NAM1- Trước Cách mạng tháng 8:2- Châm cứu được ứng dụng ở Việt Nam từ rất lâu đời- Từ thời Thục An Dương Vương, nước ta có Thôi Vỹ dùng châm cứu để chữa bệnh. Khoảng thế kỷ III, Bảo cô là thầy thuốc châm cứu nổi tiếng ở Việt Nam và cả Trung Quốc.- Thế kỷ XIV, Trâu Canh cứu sống hoàng tử Hạo tức vua Trần Dụ Tông bằng châm cứu, Danh y Tuệ Tĩnh viết về kinh lạc, huyệt vị trong Hồng nghĩa giác tư y thư. Nguyễn Bá Tĩnh – “Nam dược thần hiệu”- Thế kỷ XV (Nhà Hồ) Nguyễn Đại Năng viết cuốn “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” để phổ cập rộng rãi. Nguyễn Trực giới thiệu châm cứu trong Nhi khoa.- Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông có ghi các phương pháp chữa bệnh trẻ em bằng châm cứu. Lê Hữu Trác- Hải thượng y tông tâm lĩnh- Song song với dòng y học chính thống, trong dân gian vẫn lưu truyền các phương pháp day ấn, xoa bóp, chích lể chữa bệnh. 2- Sau cách mạng tháng 8: châm cứu Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ chủ trương thừa kế, phát huy y học cổ truyền dân tộc, châm cứu được chú trọng khai thác và phát triển. Hiện nay châm cứu Việt Nam đã có tiếng vang lớn trên thế giới. Nhiều chuyên gia châm cứu Việt Nam đã được mời sang các nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... để chữa bệnh và đào tạo cán bộ. Chương trình châm cứu được giảng dạy chính thức ở các cấp đào tạo y tế. Năm 1983 Viện Châm cứu Việt Nam được thành lập. Hội Châm cứu Việt Nam có trên 20.000 hội viên trải khắp đất nước. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với dụng cụ đơn giản, dễ ứng dụng vừa giải quyết được các bệnh thông thường vừa tham gia cai nghiện ma túy, nghiện thuốc lá có hiệu quả và góp phần phục hồi chức năng trong các trường hợp bại liệt, teo cơ cứng khớp có hiệu quả. 3 Tháng 11 năm 1999, Hội nghị Châm cứu Thế giới đã họp tại Việt Nam.Việt nam được nhìn nhận là nước có một nền châm cứu phát triển, có nhiều đónggóp cho châm cứu Thế giớiGs Nguyễn Tài ThuII- TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨUChâm cứu có 2 tác dụng chính:1- Tác dụng điều khí : khí huyết lưu thông bình thường Châm cứu điều hòa chức năng của các tạng phủ. Sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể phản ánh 4 trạng thái: - Hư là chính khí suy giảm, dùng châm bổ để điều chỉnh - Thực là tà khí mạnh hoặc hoạt động của tạng phủ thái quá, dùng châm tả để điều chỉnh. Hàn là sức nóng của cơ thể thiếu hụt, thường dùng cứu hoặc ôn châm. Nhiệt là sức nóng của cơ thể tăng, thường phải châm tả hoặc châm nặn máu2- Tác dụng giảm đau Đau là do khí huyết bị ứ tắc, kinh lạc không thông; châm cứu hành khí, hoạt huyết, làm thông kinh lạc nên làm giảm đau.III- CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU Kết quả của châm cứu là rõ ràng, đôi khi kỳ diệu. Từ lâu, rất nhiều người đã giải thích, nghiên cứu chứng minh tác dụng của châm cứu nhưng đều chưa thỏa đáng1- Theo y học hiện đại Châm cứu là một kích thích tạo ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc dập tắt cung phản xạ bệnh lý1.1- Phản ứng tại điểm châm Là phản ứng đột trục của tế bào thần kinh: cơ co lại mút kim châm, các mao mạch co lại hoặc giãn nở làm thay đổi màu da ở chân kim, histamin được tiết ra, bạch cầu tập trung lại... do đó làm mềm cơ, giảm đau tại chỗ. Dựa vào phản ứng loại này ta chọn châm những huyệt gần nơi đau, đặc biệt là huyệt A thị (thống điểm) để chữa chứng đau cấ ...