Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2 - NXB ĐH Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2 - NXB ĐH Huế Chương 5 SINH HOẠT VĂN HÓA 5.1. TÍN NGƯỠNG Tín ngưỡng là tin vào một điều mà ta có cảm nhận, có linh cảm là đúng và có thật, rồi từ đó tìm ra các cách thức, hình thức, biện pháp để thể hiện niềm tin, lòng tin ấy. Tín ngưỡng là biểu hiện đầu tiên của sinh hoạt văn hóa nhằm mục đích tìm về cội nguồn của con người, giữ gìn và tự cải tạo bản thân con người trong mối tương tác với tự nhiên; đồng thời, thông qua đó có biện pháp khuyến thiện, trừ ác. Tín ngưỡng là hình thái đặc trưng của tôn giáo và do đó nó khác với mê tín. Tín ngưỡng nằm trong khuôn khổ và được định hướng bởi mục tiêu rõ ràng. Tín ngưỡng thuộc về đức tin, tôn thờ có giới hạn trong khuôn khổ giáo lý, tập tục. Người sống có tín ngưỡng đúng đắn thì có sự suy xét minh mẫn về hành vi của mình đúng với mục tiêu tâm linh đã được xác định, và do đó luôn hướng thiện và cổ vũ cho lối sống đạo đức, sống có lý tưởng. Mê tín là tin một cách vô căn cứ, tin bừa bãi, tin mà không suy xét, không kiểm chứng, tin mù quáng. Người mê tín khi gặp nghịch cảnh dễ bị kích động bùng phát thành cuồng tín. Đã là người cuồng tín thì sẵn sàng bất chấp đạo đức, pháp luật, và do đó trở thành kẻ hung dữ, có thể huỷ diệt người khác vì cho rằng mình đang phụng sự đức tin. Tín ngưỡng chia ra ba nhóm: sùng bái tự nhiên, sùng bái con người, tín ngưỡng phồn thực. 5.1.1. Sùng bái tự nhiên Đây là giai đoạn tất yếu của tín ngưỡng dân gian trong quá trình phát triển văn hóa của các dân tộc. Nó thể hiện sự hùng vĩ của tự nhiên, của vũ trụ mà con người phải sùng bái, bởi sức mạnh của tự nhiên chứa đầy bí ẩn, ngay cả đối với con người của thời đại văn minh với nhiều loại hình công nghệ tiên tiến. 101 Mỗi dân tộc có cách sùng bái tự nhiên riêng của mình. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các dân tộc Tày, Nùng tin rằng có rất nhiều thần thánh, ma quỷ hiện hữu ở trên trời, trong rừng và trong nhà (phi phạ ở trên trời, phi đông ở trong nhà, phi pấu pú ở tổ tiên con người). Tự ngàn xưa họ coi vạn vật trong vũ trụ đều mang tính linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh). Trong sùng bái tự nhiên, trước tiên phải nói đến việc sùng bái các vật tổ (gốc gác tổ tiên; và sau đó là tên họ, dòng họ; thánh thần). Người Việt Nam có các sùng bái như sau: - Sùng bái cá sấu, cá voi (vùng sông nước); sùng bái trâu (vùng đất ruộng); sùng bái cóc, gà (biểu hiện của mối liên hệ giữa trời-đất-người: tiếng cóc gọi trời mưa, tiếng gà gáy sáng); sùng bái chim, hươu nai (vùng rừng núi). - Sùng bái thực vật: thờ các loại cây chỉ mùa màng, tức là các loại cây cho thức ăn và đồ mặc (thờ thần lúa, thần đỗ, thần dâu tằm); các loại cây chỉ truyền thuyết (trầu, cau, dừa), v.v.. - Sùng bái đất đá: thờ các hòn đá (đặt tên cụ thể gây ấn tượng: Hòn trống mái, Hòn chồng, An ninh thần đồng, Hòn vọng phu); thờ các nấm mồ (mồ yên mả đẹp, đào sâu chôn chặt, chôn sâu lấp kín); thờ các vùng đất đá. Cũng như phần lớn cư dân Nam Á, cư dân Việt Nam thờ thần mặt trời - biểu tượng cao nhất của tự nhiên (về mặt thuật ngữ, lúc đầu người Việt gọi là Bà Trời - ông Trăng (ông Giăng), về sau chuyển đúng tính chất của nó Ông Trời- chị Hằng). Rồi sau đó, đến những năm đầu công nguyên ở Việt Nam còn thờ các hiện tượng trong tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Khi Phật giáo vào Việt Nam, người ta thờ bộ Tứ Pháp này ở các chùa (chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Giàn). Việc thờ bộ Tứ Pháp được đặc biệt chú ý vào thời nhà Lý (thế kỷ XI): triều đình cho rước Pháp Vân đi theo quân lính đánh giặc với niềm tin rằng gió, mây xua đuổi được kẻ thù. Việc sùng bái tự nhiên để lại dấu ấn trong tên gọi các bộ lạc, bộ tộc, địa danh theo vật tổ, chẳng hạn xóm Gà (Cổ Loa), bộ lạc Dâu (Hà Bắc), bộ tộc Cau, bộ tộc Dừa; đồng thời, về sau trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, chẳng hạn, truyền thống đền ơn đáp nghĩa. Tục thờ cá voi (cá Ông, ông Nam Hải) là một ví dụ. Cá voi thường xuất hiện lấy thân mình 102 đưa thuyền ngư dân vào bờ khi họ gặp phải phong ba ngoài biển khơi. Để đền ơn, một khi cá Ông vướng phải lưới chăng của ngư dân thì họ có tục mở hết các cửa chướng và cửa nồm, rồi khấn vái cho đến khi cá Ông thoát khỏi lưới mới thôi. Hoặc tục thờ ngọc cốt của ông Nam Hải tại các lăng Ông một khi có cá Ông chết (1). Người Việt Nam có một quan niệm luận rõ ràng về tầng bậc của vũ trụ: tầng trên là trời, tầng giữa là người, tầng dưới chia đôi gồm đất (trên) và nước (dưới). Quan niệm này ảnh hưởng đến các tạo tác văn hoá phẩm, chẳng hạn, việc chế tác trống đồng. Trần Quốc Vượng cho rằng trống đồng với mặt trống và thân trống chia thành 3 phần là tang-trụ-chân cũng có thể coi là một biểu tượng vũ trụ. Quan niệm luận về tầng bậc vũ trụ còn ảnh hưởng đến các sinh hoạt văn hoá, chẳng hạn, phong tục chôn cất người chết theo lối địa táng (chôn đất), thuỷ táng (táng bằng quan tài gỗ hình thuyền được định vị dưới nước), hoặc thiên táng (táng bằng quan tài được định vị tự do trong không gian rừng cây). Quan niệm luận về tầng bậc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam Sinh hoạt văn hóa Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên Bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa ứng xửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 217 0 0 -
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường
7 trang 130 0 0 -
Xu hướng khai thác giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình dân gian vào thiết kế trang phục hiện đại
5 trang 126 1 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
14 trang 102 0 0
-
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 1
123 trang 88 0 0 -
158 trang 76 0 0
-
60 trang 67 0 0
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 58 0 0 -
Lịch sử vẻ vang và những truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam
4 trang 57 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 56 1 0 -
Kỹ năng ứng xử dành cho bạn trẻ: Phần 1
75 trang 46 0 0 -
Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ chí Minh
9 trang 43 0 0 -
Câu hỏi ôn tập Đại cương văn hóa Việt Nam
8 trang 43 0 0 -
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc: Phần 1
85 trang 41 0 0 -
Phạm vi sử dụng của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam
4 trang 40 0 0 -
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 trang 39 0 0 -
Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 trang 37 0 0 -
Kỹ năng ứng xử dành cho bạn trẻ: Phần 2
107 trang 37 0 0