Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
Số trang: 149
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.56 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) gồm có 5 phần: Phần 1 - Giới thiệu chung về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn; Phần 2 - Điều khiển phương tiện thủy tốc độ cao phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; Phần 3 - Luật giao thông thủy nội địa; Phần 4 - An toàn và tìm kiếm cứu nạn; Phần 5 - Thực hành điều khiển phương tiện thủy tốc độ cao và thực hiện tìm kiếm cứu nạn;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH CÔNG TÁC TÌM KIẾM – CỨU NẠN NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY HỆ : TRUNG CẤP NGHỀ (Lưu hành nội bộ) 3 LỜI GIỚI THIỆU Công tác Tìm kiếm – Cứu nạn là một việc làm mang tính nhân đạo cao cả, đồng thời cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người, mọi lực lượng, mọi tổ chức xã hội. Mục đích của tài liệu này là cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hành nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn cho các đối tượng hoạt động trên đường thủy nội địa và cho các nhân viên Tìm kiếm – Cứu nạn. Nhóm biên soạn hy vọng tài liệu này sẽ trang bị cho học viên kiến thức về nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn và những kỷ năng cơ bản của hoạt động Tìm kiếm – Cứu nạn trên đường thuỷ nội địa. Tài liệu được biên soạn dựa trên một số tài liệu về Tìm kiếm – Cứu nạn do IMO và ICAO phát hành và các tài liệu, đề tài liên quan của một số tác giả trong nước cũng như các văn bản hướng dẫn của Ủy ban quốc gia Tìm kiếm – Cứu nạn. Tài liệu gồm có 5 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn Phần 2: Điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn Phần 3: Luật giao thông thuỷ nội địa Phần 4: An toàn và tìm kiếm cứu nạn Phần 5: Thực hành điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao và thực hiện tìm kiếm cứu nạn Tài liệu này được biên soạn và sửa chữa nhiều lần, mặc dù chúng tôi đã làm việc với tinh thần nỗ lực cao, cố gắng khắc phục các thiếu sót về chuyên môn. Tuy nhiên, tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót khó tránh khỏi, chúng tôi mong nhận được sự cộng tác và góp ý chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc. Tp.HCM ngày 20 tháng 6 năm 2011 Nhóm biên soạn 3 Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN 1.1 LỢI ÍCH VÀ NGHĨA VỤ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN Trước khi xem xét các lợi ích và nghĩa vụ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ta cần phải hiểu rõ khái niệm có liên quan như sau: Tìm kiếm (Search): Một hoạt động nghiệp vụ, thông thường được phối hợp bởi một trung tâm phối hợp cứu nạn khu vực, thông qua việc sử dụng các phương tiện và nhân lực sẵn có để xác định vị trí của phương tiện bị nạn và các nạn nhân. Cứu nạn (Rescue): Một hoạt động nhằm cứu, sơ tán các nạn nhân và chăm sóc y tế ban đầu hoặc đáp ứng các nhu cầu khác cho họ, sau đó đưa họ đến nơi an toàn. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue Opertion): Thực hiện việc giám sát tai nạn, thông tin, phối hợp và các nghiệp vụ TKCN bao gồm cả tư vấn y tế, hỗ trợ y tế ban đầu hoặc sơ tán y tế thông qua việc sử dụng các nguồn lực công cộng hoặc tư nhân, gồm cả việc phối hợp hoạt động của các máy bay, tàu biển hoặc phương tiện, cơ sở vật chất khác. Cần phân biệt rõ hai khái niệm cứu nạn và cứu hộ, hai hoạt động này không có đặc điểm đồng nhất, bởi vì cứu người (thường gọi là cứu nạn - Rescue) là hoạt động có tính chất xã hội phục vụ mục đích nhân đạo, còn cứu tàu, của cải, tài sản (thường gọi là cứu hộ - Salvage) là hoạt động mang tính dịch vụ. Tìm kiếm cứu nạn (TKCN): Là công việc hết sức cần thiết trong hoạt động giao thông, trên không và trên biển. Trong thế giới hiện đại ngày nay, mọi quốc gia đều nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết phải tham gia trực tiếp vào hoạt động này vừa mang tính nhân đạo, vừa mang tính kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia tham gia TKCN phải thực hiện nghĩa vụ và được hưởng những lợi ích: 1.1.1 Lợi ích Bên cạnh việc giảm bớt những mối nguy hiểm và số lượng thương vong, còn được hưởng những lợi ích sau: - Có được môi trường an toàn hơn trong lĩnh vực vận tải hàng không và hàng hải, đường thuỷ nội địa, thủy sản, thương mại, giải trí, du lịch. Thúc đẩy việc đầu tư khai thác sử dụng và thu hút mối quan tâm đến môi trường phát triển kinh tế vận tải thuỷ. - Thực tiễn cho thấy chi phí cho hoạt động đề phòng luôn nhỏ hơn chi phí khắc phục hậu quả và trong trường hợp không may, sự cố xảy ra nếu có sẵn nguồn lực TKCN ta sẽ ứng phó nhanh chóng và giảm thiểu hậu quả xấu do các tai nạn gây ra. Vì vậy, tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn tốt sẽ hạn chế thiệt hại cho 4 kinh tế - xã hội, nhất là các ngành đặc biệt nhạy cảm như vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản. - Khi tham gia TKCN sẽ mở rộng thêm quan hệ quốc tế, tranh thủ thông tin và sự trợ giúp nhiều mặt có lợi cho TKCN như trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và phương tiện kỹ thuật, trợ giúp đào tạo nhân lực, phối hợp diễn tập để hoàn thiện kế hoạch TKCN. Do đó, các dịch vụ TKCN là không thể thiếu được trong hệ thống quản lý của bất cứ một địa phương, quốc gia hay khu vực nào. 1.1. 2 Nghĩa vụ tham gia Theo những Công ước quốc tế liên quan đến TKCN, mọi quốc gia thành viên có những nghĩa vụ sau: - Mọi quốc gia ven biển đều phải đẩy mạnh việc thiết lập và duy trì một tổ chức tìm kiếm cứu nạn tương xứng và có hiệu quả liên quan đến an toàn trên biển bằng cách phối hợp giữa các vùng và các nước láng giềng với nhau cho mục đích này. - Mỗi chính phủ ký kết có trách nhiệm áp dụng tốt các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc quan sát từ bờ của họ. Căn cứ vào mật độ tàu qua lại và tình trạng hàng hải nguy hiểm của địa phương mà lựa chọn những biện pháp tốt nhất trong việc thiết lập, sử dụng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH CÔNG TÁC TÌM KIẾM – CỨU NẠN NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY HỆ : TRUNG CẤP NGHỀ (Lưu hành nội bộ) 3 LỜI GIỚI THIỆU Công tác Tìm kiếm – Cứu nạn là một việc làm mang tính nhân đạo cao cả, đồng thời cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người, mọi lực lượng, mọi tổ chức xã hội. Mục đích của tài liệu này là cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hành nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn cho các đối tượng hoạt động trên đường thủy nội địa và cho các nhân viên Tìm kiếm – Cứu nạn. Nhóm biên soạn hy vọng tài liệu này sẽ trang bị cho học viên kiến thức về nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn và những kỷ năng cơ bản của hoạt động Tìm kiếm – Cứu nạn trên đường thuỷ nội địa. Tài liệu được biên soạn dựa trên một số tài liệu về Tìm kiếm – Cứu nạn do IMO và ICAO phát hành và các tài liệu, đề tài liên quan của một số tác giả trong nước cũng như các văn bản hướng dẫn của Ủy ban quốc gia Tìm kiếm – Cứu nạn. Tài liệu gồm có 5 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn Phần 2: Điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn Phần 3: Luật giao thông thuỷ nội địa Phần 4: An toàn và tìm kiếm cứu nạn Phần 5: Thực hành điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao và thực hiện tìm kiếm cứu nạn Tài liệu này được biên soạn và sửa chữa nhiều lần, mặc dù chúng tôi đã làm việc với tinh thần nỗ lực cao, cố gắng khắc phục các thiếu sót về chuyên môn. Tuy nhiên, tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót khó tránh khỏi, chúng tôi mong nhận được sự cộng tác và góp ý chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc. Tp.HCM ngày 20 tháng 6 năm 2011 Nhóm biên soạn 3 Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN 1.1 LỢI ÍCH VÀ NGHĨA VỤ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN Trước khi xem xét các lợi ích và nghĩa vụ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ta cần phải hiểu rõ khái niệm có liên quan như sau: Tìm kiếm (Search): Một hoạt động nghiệp vụ, thông thường được phối hợp bởi một trung tâm phối hợp cứu nạn khu vực, thông qua việc sử dụng các phương tiện và nhân lực sẵn có để xác định vị trí của phương tiện bị nạn và các nạn nhân. Cứu nạn (Rescue): Một hoạt động nhằm cứu, sơ tán các nạn nhân và chăm sóc y tế ban đầu hoặc đáp ứng các nhu cầu khác cho họ, sau đó đưa họ đến nơi an toàn. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue Opertion): Thực hiện việc giám sát tai nạn, thông tin, phối hợp và các nghiệp vụ TKCN bao gồm cả tư vấn y tế, hỗ trợ y tế ban đầu hoặc sơ tán y tế thông qua việc sử dụng các nguồn lực công cộng hoặc tư nhân, gồm cả việc phối hợp hoạt động của các máy bay, tàu biển hoặc phương tiện, cơ sở vật chất khác. Cần phân biệt rõ hai khái niệm cứu nạn và cứu hộ, hai hoạt động này không có đặc điểm đồng nhất, bởi vì cứu người (thường gọi là cứu nạn - Rescue) là hoạt động có tính chất xã hội phục vụ mục đích nhân đạo, còn cứu tàu, của cải, tài sản (thường gọi là cứu hộ - Salvage) là hoạt động mang tính dịch vụ. Tìm kiếm cứu nạn (TKCN): Là công việc hết sức cần thiết trong hoạt động giao thông, trên không và trên biển. Trong thế giới hiện đại ngày nay, mọi quốc gia đều nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết phải tham gia trực tiếp vào hoạt động này vừa mang tính nhân đạo, vừa mang tính kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia tham gia TKCN phải thực hiện nghĩa vụ và được hưởng những lợi ích: 1.1.1 Lợi ích Bên cạnh việc giảm bớt những mối nguy hiểm và số lượng thương vong, còn được hưởng những lợi ích sau: - Có được môi trường an toàn hơn trong lĩnh vực vận tải hàng không và hàng hải, đường thuỷ nội địa, thủy sản, thương mại, giải trí, du lịch. Thúc đẩy việc đầu tư khai thác sử dụng và thu hút mối quan tâm đến môi trường phát triển kinh tế vận tải thuỷ. - Thực tiễn cho thấy chi phí cho hoạt động đề phòng luôn nhỏ hơn chi phí khắc phục hậu quả và trong trường hợp không may, sự cố xảy ra nếu có sẵn nguồn lực TKCN ta sẽ ứng phó nhanh chóng và giảm thiểu hậu quả xấu do các tai nạn gây ra. Vì vậy, tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn tốt sẽ hạn chế thiệt hại cho 4 kinh tế - xã hội, nhất là các ngành đặc biệt nhạy cảm như vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản. - Khi tham gia TKCN sẽ mở rộng thêm quan hệ quốc tế, tranh thủ thông tin và sự trợ giúp nhiều mặt có lợi cho TKCN như trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và phương tiện kỹ thuật, trợ giúp đào tạo nhân lực, phối hợp diễn tập để hoàn thiện kế hoạch TKCN. Do đó, các dịch vụ TKCN là không thể thiếu được trong hệ thống quản lý của bất cứ một địa phương, quốc gia hay khu vực nào. 1.1. 2 Nghĩa vụ tham gia Theo những Công ước quốc tế liên quan đến TKCN, mọi quốc gia thành viên có những nghĩa vụ sau: - Mọi quốc gia ven biển đều phải đẩy mạnh việc thiết lập và duy trì một tổ chức tìm kiếm cứu nạn tương xứng và có hiệu quả liên quan đến an toàn trên biển bằng cách phối hợp giữa các vùng và các nước láng giềng với nhau cho mục đích này. - Mỗi chính phủ ký kết có trách nhiệm áp dụng tốt các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc quan sát từ bờ của họ. Căn cứ vào mật độ tàu qua lại và tình trạng hàng hải nguy hiểm của địa phương mà lựa chọn những biện pháp tốt nhất trong việc thiết lập, sử dụng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn Công tác tìm kiếm - cứu nạn Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy Tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn Điều khiển phương tiện thủy Luật giao thông thủy nội địa An toàn tìm kiếm cứu nạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
53 trang 131 0 0
-
61 trang 37 0 0
-
63 trang 35 0 0
-
100 trang 27 0 0
-
29 trang 24 0 0
-
35 trang 20 0 0
-
56 trang 19 0 0
-
82 trang 18 0 0
-
7 trang 17 0 0
-
41 trang 17 0 0
-
41 trang 14 0 0
-
65 trang 10 0 0
-
Bài giảng Phóng dạng và khai triển kết cấu thân tàu - Trường CĐ Hàng hải II
45 trang 10 0 0 -
5 trang 9 0 0
-
Pháp luật về cứu hộ, cứu nạn hàng hải: Phần 2
106 trang 8 0 0 -
6 trang 7 0 0