Danh mục

Giáo trình Hàn tàu vỏ kim loại (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Hàn tàu vỏ kim loại (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên sử dụng được các thiết bị, dụng cụ trong hàn hồ quang tay, hàn MIG, MAG; hàn được các mối hàn đính trên mọi vị trí trong không gian và hàn được các mối hàn ở tư thế hàn ở vị trí 1G-2G,2F-3F... đạt yêu cầu kỹ thuật; thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hàn tàu vỏ kim loại (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II Giáo trình: HÀN TÀU VỎ KIM LOẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH MĐ13 HÀN TÀU VỎ KIM LOẠI NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY HỆ : TRUNG CẤP NGHỀ (Lưu hành nội bộ) THÀNH PHỐ HCM - 20... Hệ đào tạo: Trung cấp Trang 1/41 Giáo trình: HÀN TÀU VỎ KIM LOẠI CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN HÀN KIM LOẠI Tên mô đun: Hàn vỏ tàu kim loại Mã mô đun: MĐ 13 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 72 giờ; Kiểm tra: 04 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Là mô đun thuộc khối kỹ năng nghề, được bố trí học ở kì hai năm thứ nhất - Tính chất: + Là mô đun cơ cở nghề bắt buộc, mô đun này hình thành kỹ năng hàn làm cơ sở cho việc gia công lắp ráp vỏ tàu thuỷ. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN : - Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ trong hàn hồ quang tay, hàn MIG, MAG. - Hàn được các mối hàn đính trên mọi vị trí trong không gian và hàn được các mối hàn ở tư thế hàn ở vị trí 1G-2G,2F-3F... đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN : 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Thực Kiểm tra* TT Tổng số Lý thuyết hành 1 Cơ bản về hàn vỏ tàu thuỷ 7 2 4 1 2 Gá lắp kết cấu hàn vỏ tàu 21 3 17 1 Hàn điện hồ quang tay ở vị trí 3 32 4 27 1 1G-2G.2F-3F. Hàn MIG- MAG ở vị trí 1G- 30 5 24 1 4 2G.2F-3F. Cộng 90 14 72 4 Hệ đào tạo: Trung cấp Trang 2/41 Giáo trình: HÀN TÀU VỎ KIM LOẠI Bài 1: CƠ BẢN VỀ HÀN VỎ TÀU THUỶ Các biện pháp kết cấu để giảm ứng suất khi hàn: Lựa chọn kim loại cơ bản và vật liệu hàn cho kết cấu. Không nên để các mối hàn giao nhau nhiều Số lượng và kích thước mối hàn chỉ nên vừa đủ. Nên ưu tiên sử dụng các mối hàn giáp mối. Khi hàn giáp mối các tấm có chiều dày khác nhau, cần vát tấm dày hơn. Hàn các khối riêng rẽ, sau đó mới hàn thành kết cấu hoàn chỉnh (làm giảm ràng buộc lên co ngang mối hàn và giảm trạng thái ứng suất phẳng). · Cần tính đến khả năng bảo đảm việc dễ dàng việc cơ giới hoá công việc hàn (thông qua bố trí các mối hàn). · Cần tăng cường sử dụng đồ gá hàn để đảm bảo chính xác trong lắp ghép và thực hiện đúng trình tự hàn. · Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện trong quá trình hàn: Tăng năng lượng đường khi hàn các chi tiết không kẹp và thép dễ tôi nhằm tránh nứt (làm tăng thể tích vùng kim loại được nung, giảm tốc độ nguội). · Giảm chế độ nhiệt khi hàn các chi tiết được kẹp chặt nhằm tránh nứt. · Với các chi tiết được kẹp chặt và có chiều dày lớn, nên hàn nhiều lớp. Kim loại đắp nên có tính dẻo cao. · Trình tự hàn nên đảm bảo cho các chi tiết ở trạng thái tự do, đặc biệt với các mối hàn giáp mối( có giá trị co ngang lớn). Trước tiên hàn các mối hàn giáp mối, sau đó mới đến các mối hàn góc. Với các vật hàn có dạng trụ rỗng, trước hết hàn các mối hàn dọc trước, sau đó đến các mối hàn theo chu vi · Không bố trí các mối hàn đính tại chỗ các mối hàn giao nhau. · Để giảm ảnh hưởng của co ngang, cần giảm khe đáy của các mối hàn giáp mối và hàn ngấu chân mối hàn. · Cần hàn nhanh để đảm bảo kim loại nguội đều theo chiều dày và chiều dài mối hàn (hàn tự động và bán tự động). Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện sau khi hàn: · Với các kết cấu quan trọng, để tăng khả năng làm việc của chúng, người ta thường tiến hành khử ứng suất dư sau khi hàn, đặc biệt khi đó là thép hợp kim hay thép có hàm lượng cacbon trung bình. – Ram cao toàn phần trong lò. Nhiệt độ ram 600÷650oC. Thời gian giữ ở nhiệt độ ram 3min/1mm chiều dày. Sau đó chi tiết được để nguội tự do trong lò. – Ram cục bộ tới 600oC vùng quanh mối hàn bằng phương pháp nung cao tần hoặc mỏ nung khí cháy. Phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn nhung làm giảm ứng suất dư. · Khử ứng suất dư bằng phương pháp cơ học như kéo kết cấu tới giới hạn chảy, hoặc dùng rung động để phân bố lại ứng suất dư. Các biện pháp kết cấu giảm biến dạng hàn: Loại bỏ hàn bằng cách: a) biến dạng tạo hình tấm; b) dùng các chi tiết cán hoặc ép chảy Giảm biến dạng bằng cách đặt các mối hàn xung quanh trục trọng tâm Giảm biến dạng góc và co ngang thông qua: a) giảm khối lượng kim loại mối hàn; b) dùng mối hàn một lượt Hàn cân đối làm giảm mức độ biến dạng góc Các biện pháp công nghệ giảm biến dạng trong khi hàn: Lắp đối lưng để khống chế biến dạng Hệ đào tạo: Trung cấp Trang 3/41 Giáo trình: HÀN TÀU VỎ KIM LOẠI khi hàn hai chi tiết giống nhau a) hàn đính trước khi hàn b) dùng nêm đối với các chi tiết sẽ biến dạng khi tách ra sau khi hàn Các biện pháp công nghệ giảm biến dạng trong khi hàn: Các gân dọc ngăn uốn cong trong các liên kết tấm mỏng giáp mối Dùng hướng hàn để khống chế biến dạng a) Hàn phân đoạn nghịch b) Hàn gián đoạn Tạo trước biến dạng ngược các chi tiết để chúng có vị trí đúng sau khi hàn Uốn sơ bộ với các tấm đáy cứng và nêm, để điều tiết biến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: