Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 3
Số trang: 31
Loại file: pdf
Dung lượng: 465.77 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 3. THUỐC TIÊM
I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dich, hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với ống chất lỏng thích hợp dùng để pha thuốc thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 3 Chương 3. THUỐC TIÊM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dich, hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với ống chất lỏng thích hợp dùng để pha thuốc thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm. 2. Các đường tiêm thuốc Tuỳ theo mục đích điều trị, thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau. Đối với mỗi đường tiêm, cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định cho mỗi lần tiêm. Hơn nữa, đường tiêm khác nhau sẽ yêu cầu về thuốc khác nhau: đẳng trương, chất gây sốt, độ trong, các chất (ngoài dược chất) được thêm vào trong công thức thuốc rất khác nhau... Do vậy, các nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dung khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất, cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất. Các đường tiêm thường gặp - Tiêm dưới da: Thuốc được tiêm dưới lớp da với thể tích tiêm 2ml, áp dụng tiêm insulin, scopolamin, adrenalin, vaccin... Thường tiêm da cánh tay, da cẳng chân, da bụng, hàng ngày cần thay đổi chỗ tiêm. Không được tiêm dưới da hỗn dịch tiêm nước hoặc dầu, dung dịch gây đau hoặc kích ứng tại chỗ. - Tiêm bắp: Thuốc được tiêm vào bó sợi cơ nằm dưới da. Thường tiêm từ 1 - 3 ml, có thể tới 10 ml. Vị trí tiêm thường là cơ cổ, cơ đùi, cơ mông. Bắp có thể tiêm được phần lớn các dạng thuốc tiêm như dung dịch tiêm nước hay dầu, hỗn dịch tiêm nước hay dầu, nhũ tương D/N hay N/D đều có thể tiêm bắp. Các thuốc tiêm bắp cần phải đẳng trương. - Tiêm tĩnh mạch: Khi tiêm tĩnh mạch, 100% lượng dược chất có trong liều thuốc được đưa trực tiếp vào máu không qua giai đoạn hấp thu, được phân bố ngay đến nơi tác dụng để gây ra các đáp ứng sinh học gần như tức thời. Chính vì thế, đây cũng là đường tiêm rất nguy hiểm nếu tiêm sai thuốc hoặc quá liều. Khi cấp cứu hầu như không thể thực hiện được. Vị trí tiêm: đại gia súc – tĩnh mạch cổ; chó mèo – tĩnh mạch kheo; lợn nái sinh sản - tĩnh mạch vành tai; người tĩnh mạch lờn ở phía trước khuỷu tay. Thể tích tiêm thuốc có thể từ vài ml đến hàng lít. Chỉ được tiêm tĩnh mạch các thuốc tiêm là dung dịch nước hay nhũ tương kiểu D/N với pha phân tán là các tiểu phân hình cầu có khích thước dưới 5µm. Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml không được có chất gây sốt và các chất sát khuẩn. -Tiêm động mạch (dùng trong nghiên cứu): Được áp dụng trong các trường hợp cần gây đáp ứng tức thời ở các cơ quan ngoại vi. Ví dụ tiêm talazolin hydroclorid- một thuốc giãn mạch ngoại vi hoặc một số thuốc cản quang khi chiếu chụp thận hoặc một số thuốc điều trị ung thư cần tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi bị bệnh. Tiêm động mạch là một kỹ thuật không đơn giản cần phải tiến hành phẫu thuật để bộc lộ động mạch. Thuốc tiêm động mạch phải đẳng trương, không có chất gây sốt, tuyệt đối không được có chất sát khuẩn. - Tiêm trực tiếp vào cơ tim: Chỉ áp dụng trong trường hợp cấp cứu khi sự sống của người bệnh bị đe doạ và chỉ áp dụng đối với các chất kích thích như adrenalin, isoprenalin. - Tiêm cột sống: Thuốc được tiêm vào khoảng không dưới màng bọc cột sống (dịch não tuỷ), áp dụng khi gây tê cột sống (ví dụ bupivacain), điều trị bằng thuốc kháng sinh (như trường hợp tiêm streptomycin trong điều trị viêm màng não do lao). Thuốc tiêm theo đường này nhất thiết phải đẳng trương, không có chất gây sốt và không có chất sát khuẩn. - Tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp nhằm phát huy tối đa hiệu quả điều trị của thuốc tại chỗ. Thể tích tiêm tối đa có thể tới 20ml, áp dụng với các thuốc tê tại chỗ, thuốc chống viêm steroid và không steroid, thuốc kháng sinh. Thuốc tiêm nhất thiết phải đẳng trương. - Tiêm vào mắt: Có thể tiêm dưới kết mạc, tiêm vào tiền phòng, tiêm vào sau nhãn cầu ... Thể tích tiêm không quá 1ml. Thuốc phải đẳng trương và không có chất sát khuẩn 3. Phân loại thuốc tiêm Có nhiều cách phân loại thuốc tiêm: - Dựa theo đường tiêm thuốc: Thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. - Dựa theo hệ phân tán: Thuốc tiêm dạng: dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương và dạng bột vô khuẩn. - Dựa theo bản chất của dung môi dùng pha thuốc tiêm: Thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu - Dựa theo nguồn gốc và mục đích sử dụng: Thuốc tiêm pha từ các hoá chất vô cơ hay hữu cơ; thuốc tiêm là các sản phẩm sinh học (vaccin, kháng độc tố); thuốc tiêm dùng để chẩn đoán bệnh (thuốc cảm quang, thuốc nhuộm để kiểm tra chức năng của một số cơ quan nội tạng); thuốc tiêm có gắn chất phóng xạ dùng để chẩn đoán hay điều trị bệnh. - Dựa theo liều dùng: Thuốc tiêm liều nhỏ và thuốc tiêm liều lớn (thuốc tiêm dùng với liều > 100 ml cho một lần tiêm truyền) 4. Những ưu điển và hạn chế của dạng thuốc Ưu điển: - Trong thú y, tiêm cho gia súc, vật nuôi thích hợp hơn so với các đường đưa thuốc khác. - Nhiều thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào máu (tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch) hoặc tiêm trực tiếp vào các cơ quan đích (tiêm vào tim, tiêm vào dịch não tuỷ). Khi tiêm như vậy, dược chất không phải tham gia vào quá trình hấp thu như tiêm bắp, tiêm dưới da hay khi uống, mà được đưa thẳng tới nơi tác dụng thuốc. Vì vậy, thuốc tiêm có thể gây ra đáp ứng sinh học tức thì, nên đặc biệt thích hợp trong những trường hợp cấp cứu (ngừng tim, hen phế quản kịch phát, sốc). Song nếu tiêm không đúng thuốc, tiêm quá liều, tiêm sai đường tiêm thì có thể gay ra những tai biến rất nặng nề trong điều trị, thậm chí có thể tư vong. - Thuốc tiêm là dạng thích hợp với nhiều dược chất không thể dùng theo đường uống do: Dược chất bị phân huỷ hoặc bị phá huỷ trong môi trường acid của dịch dạ dày và các men trong ống tiêu hoá (insulin, adrenalin và một số penicil ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 3 Chương 3. THUỐC TIÊM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dich, hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với ống chất lỏng thích hợp dùng để pha thuốc thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm. 2. Các đường tiêm thuốc Tuỳ theo mục đích điều trị, thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau. Đối với mỗi đường tiêm, cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định cho mỗi lần tiêm. Hơn nữa, đường tiêm khác nhau sẽ yêu cầu về thuốc khác nhau: đẳng trương, chất gây sốt, độ trong, các chất (ngoài dược chất) được thêm vào trong công thức thuốc rất khác nhau... Do vậy, các nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dung khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất, cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất. Các đường tiêm thường gặp - Tiêm dưới da: Thuốc được tiêm dưới lớp da với thể tích tiêm 2ml, áp dụng tiêm insulin, scopolamin, adrenalin, vaccin... Thường tiêm da cánh tay, da cẳng chân, da bụng, hàng ngày cần thay đổi chỗ tiêm. Không được tiêm dưới da hỗn dịch tiêm nước hoặc dầu, dung dịch gây đau hoặc kích ứng tại chỗ. - Tiêm bắp: Thuốc được tiêm vào bó sợi cơ nằm dưới da. Thường tiêm từ 1 - 3 ml, có thể tới 10 ml. Vị trí tiêm thường là cơ cổ, cơ đùi, cơ mông. Bắp có thể tiêm được phần lớn các dạng thuốc tiêm như dung dịch tiêm nước hay dầu, hỗn dịch tiêm nước hay dầu, nhũ tương D/N hay N/D đều có thể tiêm bắp. Các thuốc tiêm bắp cần phải đẳng trương. - Tiêm tĩnh mạch: Khi tiêm tĩnh mạch, 100% lượng dược chất có trong liều thuốc được đưa trực tiếp vào máu không qua giai đoạn hấp thu, được phân bố ngay đến nơi tác dụng để gây ra các đáp ứng sinh học gần như tức thời. Chính vì thế, đây cũng là đường tiêm rất nguy hiểm nếu tiêm sai thuốc hoặc quá liều. Khi cấp cứu hầu như không thể thực hiện được. Vị trí tiêm: đại gia súc – tĩnh mạch cổ; chó mèo – tĩnh mạch kheo; lợn nái sinh sản - tĩnh mạch vành tai; người tĩnh mạch lờn ở phía trước khuỷu tay. Thể tích tiêm thuốc có thể từ vài ml đến hàng lít. Chỉ được tiêm tĩnh mạch các thuốc tiêm là dung dịch nước hay nhũ tương kiểu D/N với pha phân tán là các tiểu phân hình cầu có khích thước dưới 5µm. Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml không được có chất gây sốt và các chất sát khuẩn. -Tiêm động mạch (dùng trong nghiên cứu): Được áp dụng trong các trường hợp cần gây đáp ứng tức thời ở các cơ quan ngoại vi. Ví dụ tiêm talazolin hydroclorid- một thuốc giãn mạch ngoại vi hoặc một số thuốc cản quang khi chiếu chụp thận hoặc một số thuốc điều trị ung thư cần tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi bị bệnh. Tiêm động mạch là một kỹ thuật không đơn giản cần phải tiến hành phẫu thuật để bộc lộ động mạch. Thuốc tiêm động mạch phải đẳng trương, không có chất gây sốt, tuyệt đối không được có chất sát khuẩn. - Tiêm trực tiếp vào cơ tim: Chỉ áp dụng trong trường hợp cấp cứu khi sự sống của người bệnh bị đe doạ và chỉ áp dụng đối với các chất kích thích như adrenalin, isoprenalin. - Tiêm cột sống: Thuốc được tiêm vào khoảng không dưới màng bọc cột sống (dịch não tuỷ), áp dụng khi gây tê cột sống (ví dụ bupivacain), điều trị bằng thuốc kháng sinh (như trường hợp tiêm streptomycin trong điều trị viêm màng não do lao). Thuốc tiêm theo đường này nhất thiết phải đẳng trương, không có chất gây sốt và không có chất sát khuẩn. - Tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp nhằm phát huy tối đa hiệu quả điều trị của thuốc tại chỗ. Thể tích tiêm tối đa có thể tới 20ml, áp dụng với các thuốc tê tại chỗ, thuốc chống viêm steroid và không steroid, thuốc kháng sinh. Thuốc tiêm nhất thiết phải đẳng trương. - Tiêm vào mắt: Có thể tiêm dưới kết mạc, tiêm vào tiền phòng, tiêm vào sau nhãn cầu ... Thể tích tiêm không quá 1ml. Thuốc phải đẳng trương và không có chất sát khuẩn 3. Phân loại thuốc tiêm Có nhiều cách phân loại thuốc tiêm: - Dựa theo đường tiêm thuốc: Thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. - Dựa theo hệ phân tán: Thuốc tiêm dạng: dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương và dạng bột vô khuẩn. - Dựa theo bản chất của dung môi dùng pha thuốc tiêm: Thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu - Dựa theo nguồn gốc và mục đích sử dụng: Thuốc tiêm pha từ các hoá chất vô cơ hay hữu cơ; thuốc tiêm là các sản phẩm sinh học (vaccin, kháng độc tố); thuốc tiêm dùng để chẩn đoán bệnh (thuốc cảm quang, thuốc nhuộm để kiểm tra chức năng của một số cơ quan nội tạng); thuốc tiêm có gắn chất phóng xạ dùng để chẩn đoán hay điều trị bệnh. - Dựa theo liều dùng: Thuốc tiêm liều nhỏ và thuốc tiêm liều lớn (thuốc tiêm dùng với liều > 100 ml cho một lần tiêm truyền) 4. Những ưu điển và hạn chế của dạng thuốc Ưu điển: - Trong thú y, tiêm cho gia súc, vật nuôi thích hợp hơn so với các đường đưa thuốc khác. - Nhiều thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào máu (tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch) hoặc tiêm trực tiếp vào các cơ quan đích (tiêm vào tim, tiêm vào dịch não tuỷ). Khi tiêm như vậy, dược chất không phải tham gia vào quá trình hấp thu như tiêm bắp, tiêm dưới da hay khi uống, mà được đưa thẳng tới nơi tác dụng thuốc. Vì vậy, thuốc tiêm có thể gây ra đáp ứng sinh học tức thì, nên đặc biệt thích hợp trong những trường hợp cấp cứu (ngừng tim, hen phế quản kịch phát, sốc). Song nếu tiêm không đúng thuốc, tiêm quá liều, tiêm sai đường tiêm thì có thể gay ra những tai biến rất nặng nề trong điều trị, thậm chí có thể tư vong. - Thuốc tiêm là dạng thích hợp với nhiều dược chất không thể dùng theo đường uống do: Dược chất bị phân huỷ hoặc bị phá huỷ trong môi trường acid của dịch dạ dày và các men trong ống tiêu hoá (insulin, adrenalin và một số penicil ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ thuật chăn nuôi tài liệu chăn nuôi thuốc thú y chăm sóc vật nuôi phòng bệnh gia súcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 138 0 0 -
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
100 trang 49 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 44 0 0 -
60 trang 40 0 0
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 33 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 29 0 0 -
Kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn
2 trang 26 0 0 -
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
15 trang 24 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 23 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất
2 trang 23 0 0