Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 5
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.79 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 5. NHŨ TƯƠNG VÀ HỖN DỊCH THUỐC NHŨ TƯƠNG THUỐC I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vị dị thể, tạo bởi hai chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ hai (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phân có đường kính từ 0,1 đến hàng chục µm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 5 Chương 5. NHŨ TƯƠNG VÀ HỖN DỊCH THUỐC NHŨ TƯƠNG THUỐC I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vị dị thể, tạo bởi hai chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ hai (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phân có đường kính từ 0,1 đến hàng chục µm. Nhũ tương thuốc là những dạng thuốc lỏng hay mềm có cấu trúc nhũ tương dùng để uống, tiêm hay dùng ngoài. 2. Thành phần của nhũ tương thuốc Nhũ tương thuốc có 3 thành phần chính là: - Pha nội (pha phân tán). - Pha ngoại (môi trường phân tán). - Chất nhũ hóa (chất gây phân tán). Dược chất, các chất phụ và dung môi tham gia vào thành phần của pha nội hay pha ngoại tùy theo độ phân cực của các thành phần. Hai pha lỏng không đồng tan có trong thành phần của nhũ tương được qui ước gọi là pha dầu và pha nước. Pha dầu bao gồm các chất không phân cực như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu parafin, cloroform. bromoform, menthol... Pha nước bao gồm các chất lỏng phân cực: nước, cồn, glyxerin và cả các dược chất hoặc chất phụ (chất làm ngọt, chất bảo quản...) dễ hòa tan trong các chất lỏng nói trên. Các dược chất và chất phụ là chất rắn tham gia vào nhũ tương ở dạng dung dịch. Các chất này được hòa tan tạo thành dung dịch trong chất lỏng có trong thành phần pha dầu hoặc pha nước, trước khi phân tán hai pha vào nhau. Ngoài ra để thu được nhũ tương có nồng độ pha phân tán trong nhũ tương nhất thiết phải có thành phần thứ 3 giúp cho nhũ tương được hình thành và ổn định. Các chất này gọi là chất nhũ hóa- ổn định 3. Phân loại nhũ tương Theo nguồn gốc - Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên dưới dạng nhũ tương (sữa, lòng đổ trứng) và nhũ tương chế từ các loại hạt có dầu (hạch nhân, lạc, bí). - Nhũ tương nhân tạo gồm nhũ tương chế bằng cách dùng chất nhũ hóa thích hợp để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương. Theo nồng độ pha phân tán - Nhũ tương loãng - Nhũ tương đặc Người ta nhận thấy rằng với nồng độ pha phân tấn 2% thường phải có chất nhũ hóa tốt mới dễ dàng thu được nhũ tương vững bền. Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán thường chiếm nồng độ từ 10-15% và cá biệt có trường hợp tới 80-90% (ví dụ thuốc xoa dầu amoniac). Vì vậy để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hóa thích hợp và kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc tính thấm của chất nhũ hóa, cũng như bản chất của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp và tỷ lệ của chúng. - Theo mức độ phân tán có loại vi nhũ tương mịn, nhũ tương thô. Vi nhũ tương có kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu phân keo thuộc hệ vi dị thể. Nhũ tương mịn có các tiểu phân cơ 0,5-1µm. Nhũ tương thô tiểu phân co kích thước từ vài µm trở lên. Theo kiểu nhũ tương: nhũ tương thuốc kiểu D/N, nhũ tương kiểu N/D, nhũ tương kép N/D/N (pha phân tán là một nhũ tương N/D). Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính hòa tan hoặc tinh thấm của chất nhũ hóa, cũng như tỷ lệ các chất nhũ hóa trong hỗn hợp. Nhìn chung các chất nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương D/N; chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D. Nhưng hiện nay, trên thực tế có rất nhiều ngoại lệ Kiểu nhũ tương cũng phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích giữa 2 pha lỏng không đồng tan có trong hệ. Riêng đối với các vi nhũ tương kỉêu nhũ tương hình thành phụ thuộc rất nhiều vào sức căng bè mặt (δ) của 2 pha. Thông thường: Nếu δ D > N sẽ tạo vị nhũ tương kiểu D/N Nếu δD < N sẽ tạo vi nhũ tương kiểu N/D Theo đường sử dụng thuốc dùng trong và dùng ngoài. Nhũ tương dùng trong Nhũ tương tiêm truyền: Tiêm bắp có thể dùng 2 kiểu nhũ tương D/N và N/D. Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N. Truyền tĩnh mạch với liều lớn (các nhũ tương cung cấp chất dinh dưỡng) được điều chế kiểu D/N, các tiểu phân phải nhỏ hơn 1µm để tránh gây tắc mạch. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/d. Nhũ tương uống: Chỉ dùng các nhũ tương kiểu D/N. Thường là các potio- nhũ tương, trong thành phần cóp mặt của các chất điều vị, điều hương. Nhũ tương dùng ngoài Các nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa, đắp, đặt) lên da và niêm mạc nhằm mục đích bảo vệ, phòng và chữa bệnh được dùng cả 2 kiểu D/N và N/D. Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn quần áo hơn. 4. Ưu nhược điểm cuả các dạng thuốc nhũ tương Ưu điểm chung: Nhũ tương cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan hoặc chỉ có dược chất rắn chỉ tan trong một loại dung môi. Đây là những trường hợp được coi là tương kỵ khi chưa biết ứng dụng cấu trúc nhũ tương trong kĩ thuật bào chế. - Nhũ tương còn làm dược chất phát huy tốt hơn tác dụng điều trị vì dưới dạng nhũ tương dược chất thường đạt độ phân tán cao và đồng nhất khi sử dụng sẽ có diện tiếp xúc lớn với các tổ chức của cơ thể. - Đối với thuốc uống chế dưới dạng thức nhũ tương kiểu D/N không những có thể phối hợp những chất dẫn nước với các dược chất không tan trong nước (như các loại dầu và nhiều chất không phân cực khác) phát huy được tác dụng dược lý các chất trên để chúng dễ dàng được hấp thụ và đồng thời còn giải quyết được vấn đề che dấu mùi vị khó uống giảm tác dụng gây kích ứng với niêm mạc đường tiêu hóa. - Đối với thuốc tiêm nhũ tương kiểu D/N có thể chế được các dược chất không tan hoặc rất ít tan trong nước dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Các nhũ tương này mang tính chất của dạng thuốc nước nên không gây tắc mạch như các thuốc tiêm dầu và phát huy được tác dung dược lý của dược chất. Ví dụ: Người ta đã chế nhiều loại sinh tố tan trong dầu và một số chất b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 5 Chương 5. NHŨ TƯƠNG VÀ HỖN DỊCH THUỐC NHŨ TƯƠNG THUỐC I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vị dị thể, tạo bởi hai chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ hai (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phân có đường kính từ 0,1 đến hàng chục µm. Nhũ tương thuốc là những dạng thuốc lỏng hay mềm có cấu trúc nhũ tương dùng để uống, tiêm hay dùng ngoài. 2. Thành phần của nhũ tương thuốc Nhũ tương thuốc có 3 thành phần chính là: - Pha nội (pha phân tán). - Pha ngoại (môi trường phân tán). - Chất nhũ hóa (chất gây phân tán). Dược chất, các chất phụ và dung môi tham gia vào thành phần của pha nội hay pha ngoại tùy theo độ phân cực của các thành phần. Hai pha lỏng không đồng tan có trong thành phần của nhũ tương được qui ước gọi là pha dầu và pha nước. Pha dầu bao gồm các chất không phân cực như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu parafin, cloroform. bromoform, menthol... Pha nước bao gồm các chất lỏng phân cực: nước, cồn, glyxerin và cả các dược chất hoặc chất phụ (chất làm ngọt, chất bảo quản...) dễ hòa tan trong các chất lỏng nói trên. Các dược chất và chất phụ là chất rắn tham gia vào nhũ tương ở dạng dung dịch. Các chất này được hòa tan tạo thành dung dịch trong chất lỏng có trong thành phần pha dầu hoặc pha nước, trước khi phân tán hai pha vào nhau. Ngoài ra để thu được nhũ tương có nồng độ pha phân tán trong nhũ tương nhất thiết phải có thành phần thứ 3 giúp cho nhũ tương được hình thành và ổn định. Các chất này gọi là chất nhũ hóa- ổn định 3. Phân loại nhũ tương Theo nguồn gốc - Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên dưới dạng nhũ tương (sữa, lòng đổ trứng) và nhũ tương chế từ các loại hạt có dầu (hạch nhân, lạc, bí). - Nhũ tương nhân tạo gồm nhũ tương chế bằng cách dùng chất nhũ hóa thích hợp để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương. Theo nồng độ pha phân tán - Nhũ tương loãng - Nhũ tương đặc Người ta nhận thấy rằng với nồng độ pha phân tấn 2% thường phải có chất nhũ hóa tốt mới dễ dàng thu được nhũ tương vững bền. Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán thường chiếm nồng độ từ 10-15% và cá biệt có trường hợp tới 80-90% (ví dụ thuốc xoa dầu amoniac). Vì vậy để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hóa thích hợp và kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc tính thấm của chất nhũ hóa, cũng như bản chất của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp và tỷ lệ của chúng. - Theo mức độ phân tán có loại vi nhũ tương mịn, nhũ tương thô. Vi nhũ tương có kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu phân keo thuộc hệ vi dị thể. Nhũ tương mịn có các tiểu phân cơ 0,5-1µm. Nhũ tương thô tiểu phân co kích thước từ vài µm trở lên. Theo kiểu nhũ tương: nhũ tương thuốc kiểu D/N, nhũ tương kiểu N/D, nhũ tương kép N/D/N (pha phân tán là một nhũ tương N/D). Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính hòa tan hoặc tinh thấm của chất nhũ hóa, cũng như tỷ lệ các chất nhũ hóa trong hỗn hợp. Nhìn chung các chất nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương D/N; chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D. Nhưng hiện nay, trên thực tế có rất nhiều ngoại lệ Kiểu nhũ tương cũng phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích giữa 2 pha lỏng không đồng tan có trong hệ. Riêng đối với các vi nhũ tương kỉêu nhũ tương hình thành phụ thuộc rất nhiều vào sức căng bè mặt (δ) của 2 pha. Thông thường: Nếu δ D > N sẽ tạo vị nhũ tương kiểu D/N Nếu δD < N sẽ tạo vi nhũ tương kiểu N/D Theo đường sử dụng thuốc dùng trong và dùng ngoài. Nhũ tương dùng trong Nhũ tương tiêm truyền: Tiêm bắp có thể dùng 2 kiểu nhũ tương D/N và N/D. Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N. Truyền tĩnh mạch với liều lớn (các nhũ tương cung cấp chất dinh dưỡng) được điều chế kiểu D/N, các tiểu phân phải nhỏ hơn 1µm để tránh gây tắc mạch. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/d. Nhũ tương uống: Chỉ dùng các nhũ tương kiểu D/N. Thường là các potio- nhũ tương, trong thành phần cóp mặt của các chất điều vị, điều hương. Nhũ tương dùng ngoài Các nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa, đắp, đặt) lên da và niêm mạc nhằm mục đích bảo vệ, phòng và chữa bệnh được dùng cả 2 kiểu D/N và N/D. Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn quần áo hơn. 4. Ưu nhược điểm cuả các dạng thuốc nhũ tương Ưu điểm chung: Nhũ tương cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan hoặc chỉ có dược chất rắn chỉ tan trong một loại dung môi. Đây là những trường hợp được coi là tương kỵ khi chưa biết ứng dụng cấu trúc nhũ tương trong kĩ thuật bào chế. - Nhũ tương còn làm dược chất phát huy tốt hơn tác dụng điều trị vì dưới dạng nhũ tương dược chất thường đạt độ phân tán cao và đồng nhất khi sử dụng sẽ có diện tiếp xúc lớn với các tổ chức của cơ thể. - Đối với thuốc uống chế dưới dạng thức nhũ tương kiểu D/N không những có thể phối hợp những chất dẫn nước với các dược chất không tan trong nước (như các loại dầu và nhiều chất không phân cực khác) phát huy được tác dụng dược lý các chất trên để chúng dễ dàng được hấp thụ và đồng thời còn giải quyết được vấn đề che dấu mùi vị khó uống giảm tác dụng gây kích ứng với niêm mạc đường tiêu hóa. - Đối với thuốc tiêm nhũ tương kiểu D/N có thể chế được các dược chất không tan hoặc rất ít tan trong nước dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Các nhũ tương này mang tính chất của dạng thuốc nước nên không gây tắc mạch như các thuốc tiêm dầu và phát huy được tác dung dược lý của dược chất. Ví dụ: Người ta đã chế nhiều loại sinh tố tan trong dầu và một số chất b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ thuật chăn nuôi tài liệu chăn nuôi thuốc thú y chăm sóc vật nuôi phòng bệnh gia súcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 138 0 0 -
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
100 trang 49 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 44 0 0 -
60 trang 40 0 0
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 33 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 29 0 0 -
Kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn
2 trang 26 0 0 -
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
15 trang 24 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 23 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất
2 trang 23 0 0