Danh mục

Giáo trình độc chất học đại cương - chương 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.38 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương II Chẩn đoán và điều trị ngộ độc Nội dung chương 2 bao gồm các kiến thức về các bước chẩn đoán ngộ độc. Các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc cũng được giải thích cụ thể trong chương này. 1. Chẩn đoán ngộ độc 1.1. Khái niệm Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc, nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 2 35 Chương II Chẩn đoán và điều trị ngộ độc Nội dung chương 2 bao gồm các kiến thức về các bước chẩn đoán ngộ độc. Các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc cũng được giải thích cụ thể trong chương này. 1. Chẩn đoán ngộ độc 1.1. Khái niệm Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc, nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và điều trị ngộ độc, nhiễm độc. Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các loại sau: a. Chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis): được thực hiện trước tiên để xác định các hệ cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi chất độc (ví dụ: sốc, động kinh nghiêm trọng, ngừng hô hấp…), theo dõi và khống chế các triệu chứng để cứu sống bệnh súc. b. Chẩn đoán tổn thương bệnh lý (lesion diagnosis) được thực hiện để mô tả những biến đổi bệnh lý ở mô, tổ chức (ví dụ: hoại tử trung tâm tiểu thùy gan). c. Chẩn đoán bệnh căn (etiologic diagnosis): Đây là chẩn đoán quan trọng nhất, nhằm xác định nguyên nhân gây độc hoặc nguồn gây độc, là cơ sở để tiến hành các biện pháp trị liệu và phòng chống cụ thể. Trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây ngộ độc cho súc vật cần lưu ý: - Khi chưa chẩn đoán được nguyên nhân gây độc không nên sử dụng các loại thuốc đối kháng để giải độc. - Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tránh những chất độc tồn đọng trong chuỗi thức ăn thông qua việc khẳng định được chất cụ thể gây độc. - Xác định trách nhiệm và tránh được thiệt hại do ngộ độc, nhiễm độc gây ra. 1.2. Chẩn đoán ngộ độc Ngộ độc là loại bệnh xảy ra hàng loạt với một lượng lớn súc vật. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và chính xác là bước rất quan trọng để phòng và điều trị ngộ độc có hiệu quả. Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các bước sau: a. Thu thập thông tin về nguyên nhân và điều kiện gây ngộ độc. Vai trò của cán bộ thú y là tìm được nhiều thông tin có thể sử dụng trong thực tế chẩn đoán. Qua hỏi trực tiếp những người chăn nuôi, chủ gia súc. Thu các thông tin về loài, số lượng súc vật bị ngộ độc, loại thức ăn cho gia súc ăn trước đó vài tuần và thời điểm xảy ra ngộ độc. Ngộ độc thường xảy ra do khâu cho ăn, chăm sóc và sử dụng súc vật. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên nhất đối với gia súc chăn thả là cây cỏ độc. Đối với súc vật nuôi nhốt, ngoài các thực vật độc ra, súc vật còn bị ngộ độc bởi thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thức ăn nhiễm nấm mốc, vi khuẩn và độc tố của chúng. Gia súc, gia cầm còn bị ngộ độc bởi các hóa chất BVTV, như các hợp chất clor hữu cơ, phosphor hữu cơ, một số hợp chất vô cơ như carbamid, muối ăn, sulfat đồng, calci và natri asenat, natri fluorid, phosphot kẽm... các chất hóa học là phân hữu cơ cũng có thể gây ngộ độc. Ngoài ra súc vật còn bị ngộ độc bởi nọc độc khi bị động vật độc cắn (rắn, nhện, ong...). 35 36 Cần xác định xem có xảy ra sự phơi nhiễm với loại chất độc (độc tố) đã được biết đến hoặc bị nghi ngờ không? Hỏi chủ gia súc những thay đổi về địa điểm, nguồn thức ăn, việc sử dụng chất hoá học (ví dụ: phun thuốc diệt côn trùng, bón phân cho đồng cỏ, sử dụng thuốc thú y điều trị cho súc vật) và những ứng dụng khác có thể gây ngộ độc, nhiễm độc (bảng 2.1). Nếu cần thiết phải kiểm tra nơi nuôi nhốt súc vật. Sự có mặt của một loại chất độc trong môi trường hay thậm chí súc vật đã ăn phải chất độc đó chưa đủ để khẳng định được nguyên nhân gây ngộ độc. Đây mới chỉ là những gợi ý cho phương hướng điều tra tiếp theo, đó là: - Khẳng định được sự phơi nhiễm với chất độc là đủ để gây ngộ độc. - Ghi lại các triệu chứng lâm sàng, những biến đổi về trao đổi chất, biến đổi ở các mô điển hình trong quá trình súc vật phơi nhiễm với với chất độc bị nghi ngờ. - Xác định mức độ gây độc của chất độc đối với cơ quan hay mô đích. Bảng 2.1. Những thông tin cần thu thập để chẩn đoán ngộ độc, nhiễm độc ở vật nuôi 1. Dữ liệu về chủ gia súc 2. Dữ liệu về bệnh súc Ngày: Loài: Tên chủ gia súc: Giống: Địa chỉ: Tính biệt: Số điện thoại: Trọng lượng: Tuổi: * Tiểu sử tình trạng sức khoẻ của bệnh súc Tình hình bệnh tật trong 6 tháng trước khi súc vật bị ngộ độc. Tình hình phơi nhiễm với chất độc của các súc vật khác trong vòng 30 ngày trước khi xảy ra ngộ độc. Lịch tiêm phòng Các biện pháp trị liệu, phun, tẩy thuốc... trong 6 tháng về trước Lần khám bệnh cuối cùng củ ...

Tài liệu được xem nhiều: