Danh mục

Giáo trình độc chất học part 3

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.29 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (ví dụ: sự di chuyển, phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, xây dựng mới, cải tạo các khu nhà cũ, di chuyển phân…). * Dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của súc vật - Chế độ ăn: Những thay đổi về khẩu phần ăn gần đây (số lần cụ thể có liên quan đến các triệu chứng đã quan sát được). Sự thay đổi phương thức cho ăn (ví dụ: từ phương thức cho ăn hạn chế sang phương thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình độc chất học part 3 37 - Những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (ví dụ: sự di chuyển,phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, xây dựng mới, cải tạo các khu nhà cũ, dichuyển phân…). * Dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của súc vật - Chế độ ăn: Những thay đổi về khẩu phần ăn gần đây (số lần cụ thể có liên quan đếncác triệu chứng đã quan sát được). Sự thay đổi phương thức cho ăn (ví dụ: từ phương thứccho ăn hạn chế sang phương thức cho ăn tự do). Sự có mặt của các thức ăn ôi thừa và bịhỏng. - Nguồn nước uống, thay đổi trong việc cung cấp nước uống.b. Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh do ngộ độc thường được phân biệt với các bệnh khác do sự đa dạng về các triệuchứng lâm sàng. Nguyên nhân ở đây là do nguồn gốc, tính chất lý hóa, động học của chất độc,sự mẫn cảm của súc vật. Để chẩn đoán ngộ độc cần quan sát các triệu chứng lâm sàng sau: Bảng 2.2: Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở gia súc bị ngộ độc Mất điều hoà Nôn mửa Vàng da Tiết nước bọt ỉa chảy Chảy máu Mù/thị giác Phân có máu đen Hemoglobin-niệu Trầm cảm Ăn nhiều Huyết niệu Vui vẻ Khát nhiều Kiệt sức Động kinh Đa niệu Sốt Khản tiếng Khó thở Yếu Các loại khác (mô tả rõ) Ngộ độc cấp thường xảy ra với các triệu chứng liên quan đến các hệ cơ quan: tiêu hóa,thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu... Những dấu hiệu thường xuyên nhất của ngộ độc đường tiêu hóa là: Tiết nước bọt, nôn,chướng hơi, ỉa chảy, có thể táo bón với sự biến đổi của phân (chứa chất nhầy, máu...), đaubụng và đôi khi nổi mề đay. Các dấu hiệu của ngộ độc thần kinh thường là: tăng quá trình hưng phấn thần kinhbiểu hiện: bồn chồn không yên, trạng thái thao cuồng (có xu hướng di chuyển về phía trước,chân trước co và đạp mạnh), co giật, thở mạnh, co giật kiểu động kinh và kiểu giật rungthường quan sát thấy ở ngộ độc chì, atropin, veratrin, anconitin và picrotoxin. Sau trạng thái co giật (hoặc ngay lập tức) có biểu hiện ức chế, thể hiện tê liệt và liệt. Các dấu hiệu về hô hấp thường là thở gấp, thở khó, ngạt thở, ho, chảy nước mũi, tímtái, bồn chồn... Các triệu chứng về tim mạch: mạch nhanh, yếu. Các triệu chứng về tiết niệu: có hiện tượng đái nhiều, đái dắt, xuất hiện albumin niệu,huyết niệu, tế bào biểu mô thận trong nước tiểu hoặc bí đái trong một số trường hợp. 37 38 Khi bị rối loạn trao đổi khí, súc vật rất khó thở, mạch nhanh, kết mạc mắt đỏ, cogiật, thân nnhiệt hạ, hôn mê, chết (ngộ độc các sản phẩm thực vật chứa cyano, ngộ độcnitrat, nitrat...). Rối loạn đông máu khi bị rắn độc cắn (do độc tố cardiotoxin trong nọc rắn). Viêm dộp da do chất nhạy cảm quang học chứa trong một số loại cỏ làm thức ăn chănnuôi (Fagopyrum vulgare, Fagopyrum esculentum). Những triệu chứng lâm sàng thường là những thông tin có giá trị được sử dụng đểchẩn đoán ngộ độc. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng chưa đủ để kếtluận về chất gây ngộ độc vì hàng ngàn các chất hoá học khác nhau có thể gây ra những triệuchứng tương tự ở một số cơ quan nhất định của cơ thể (nói cách khác là cơ quan và mô có thểcó phản ứng tương tự với nhiều chất hoá học khác nhau). Nhiều bệnh do nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất gây ra các triệuchứng giống ngộ độc (ví dụ như nôn, động kinh…). Sự tiến triển của các triệu chứng lâm sàng cũng có giá trị chẩn đoán trong ngộ độc.Bác sĩ thú y khi khám bệnh có thể chỉ thấy được một trong các giai đoạn tiến triển của cănbệnh. Vì vậy cần hỏi chủ gia súc về những triệu chứng khác nếu có. Thời gian xuất hiện và thời gian duy trì các triệu chứng lâm sàng có thể giúp nhậndạng một vài chất độc và loại bỏ những chất độc khác. Tỷ lệ súc vật bị ngộ độc và tỷ lệ chết cũng có thể giúp xác định loại chất độc, sự tồntại và hàm lượng của chất độc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mẫn cảm của súc vậtvới chất bị nghi là gây độc, đó là: (1) Loài gia súc; (2) Tính biệt; (3) Sự tương tác giữa chấtđộc với các chất dinh dưỡng, các loại thuốc điều trị hay chất hoá học khác; (4) Stress hay tổnthương bệnh lý ở cơ quan, tổ chức trước khi bị ngộ độc. * Tiến triển bệnh Phụ thuộc vào: - Ngộ độc tối cấp: ít xảy ra. Xảy ra trong vòng 1 - 2 giờ hoặc thời gian ngắn hơn (acidsilinic, kali cyanit, nitrit) ...

Tài liệu được xem nhiều: