Danh mục

Giáo trình độc chất học part 5

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.65 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

73 Chương IV Hóa chất bảo vệ thực vậtCác hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí cho nhóm này rất lớn. Theo WHO, năm 1988 thế giới đã dùng 3,1 triệu tấn hoạt chất BVTV với giá trị 20 tỷ USD trong đó thuốc trừ cỏ 9,1 tỷ, thuốc trừ sâu 6,1 tỷ và thuôc trừ bệnh 4,2 tỷ. Người ta cũng ước tính, nếu không sử dụng các chất hoá học bảo vệ thực vật thì mùa màng sẽ bị thiệt hại khoảng 50% sản phẩm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình độc chất học part 5 73 Chương IV Hóa chất bảo vệ thực vật Các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) có vai trò quan trọng trong sản xuất nôngnghiệp. Chi phí cho nhóm này rất lớn. Theo WHO, năm 1988 thế giới đã dùng 3,1 triệu tấnhoạt chất BVTV với giá trị 20 tỷ USD trong đó thuốc trừ cỏ 9,1 tỷ, thuốc trừ sâu 6,1 tỷ vàthuôc trừ bệnh 4,2 tỷ. Người ta cũng ước tính, nếu không sử dụng các chất hoá học bảo vệthực vật thì mùa màng sẽ bị thiệt hại khoảng 50% sản phẩm. Chính vì lý do trên nên việc sản xuất các hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới ngàycàng tăng. Các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật luôn được thay đổi nhằm: Tạo ra các hợp chấtđộc mạnh với sâu bệnh nhưng ít độc đối với động vật máu nóng; Tạo ra các hợp chất ít gâyđộc trường diễn, nhất đối với người và súc vật; Hạn chế sâu bệnh quen thuốc. Chương IV tập trung giới thiệu ba nhóm hoá chất bảo vệ thực vật là: clo hữu cơ,phosphor hữu cơ và carbamat. Phần cuối chương có giới thiệu một số thuốc diệt chuột có độc tính cao1. Đại cương Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với cácmục đích khác nhau, bao gồm: - Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây. - Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Cácchất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng. - Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các cácloại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng. Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợpchất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao.Thời gian bán huỷ của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (ví dụ: DDT). Tạo ra các chất độc hơnnhư dioxin khi sử dụng 2, 4 D và 2, 4, 5 T. Gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải lượng lớn.Gây ngộ độc trường diễn khi cơ thể hấp thụ phải những lượng hết sức nhỏ trong thời gian dàivì chúng tích luỹ trong cơ thể. Khi sử dụng không đúng quy trình hướng dẫn thường gây ngộđộc (cấp và trường diễn). Hơn nữa, trong quá trình sử dụng con nguời đã lạm dụng mặt tíchcực, không chú ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấucho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.1.1. Phân loại các hóa chất Bảo Vệ Thực Vật. Có nhiều cách phân loại các chất BVTV. - Phân loại theo nguồn gốc: các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc do tổng hợp - Phân loại theo cấu tạo hóa học diệt cỏ, - Phân loại theo mục đích sử dụng: trừ sâu, diệt nấm. - Phân loại theo đường xâm nhập: qua da, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa. - Nếu kết hợp phân loại theo mục đích sử dụng và cấu tạo hóa học, HCBVTV có thểđược chia làm 3 loại chính: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (do nấm, virus,vi khuẩn), thuốc trừcỏ. 73 74 Sau đây là một số thuốc BVTV dùng phổ biến ở nước ta trong thời gian gần đây. Đasố các hợp chất này đã được quy định giới hạn tối đa cho phép trong môi trường của tiêuchuẩn Việt Nam (TCVN). Bảng 4.1: Một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở Việt Nam Tên chất Công dụng 1. Nhóm phospho hữu cơ Diệt nhiều loại sâu trên cây trồng Methylparathion (Hạn chế dùng ở Việt Nam) Độc cho người và gia súc, LD50=10 -50 mg/kg Diệt sâu và tuyến trùng, trừ rầy cho hoa quả, thuốc lá, Diazinon (Basudin) hoa màu. LD50 = 300 - 400 mg/l Trừ sâu tiếp xúc, trừ nhện, diệt côn trùng hại lúa, rau Sumithion (Fenitrothion) quả. Diệt muỗi gián ruồi. LD50 = 800 mg/kg Trừ nấm đạo ôn (dạng nhũ dầu). Kitazin (Iprobenphos) LD50 = 490 mg/kg Trừ nấm cho cây trồng, Hinosan (Edifenphos) LD50 = 100 - 260 mg/kg Diệt sâu mạnh (dùng ở dạng dung dịch). Monocro - tophos (Hạn chế dùng ở Việt Nam) Độc với oxy, chim, cá. LD50 = 8 - 23 mg/kg Trừ sâu, trừ nhện (dung dịch 40% và 60%). Monitor (Methanidophos) (Hạn chế dùng ở Việt Nam) Độc l ...

Tài liệu được xem nhiều: