Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Dược học cổ truyền" cung cấp cho sinh viên một số khái niệm về ứng dụng những học thuyết cơ bản của triết học cổ đại phương đông trong khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho con người. Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về tác dụng, cách dùng , chế biến đơn giản một số các vị thuốc Y học cổ truyền thông thường. Hướng dẫn sử dụng một số vị thuốc và sản phẩm (thuốc, thực phẩm chức năng, mĩ phẩm) thông dụng có nguồn gốc thảo dược.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược học cổ truyền (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNHMÔN HỌC: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀNNGÀNH/NGHỀ: DƯỢC SĨ CHÍNH QUY TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số:549/QĐ-CĐYT, ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thếhệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhàtrường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tậpcủa học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tậpcho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trươngbiên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấpphép đào tạo. Tập bài giảng Dược học cổ truyền được các giảng viên Bộ môn Phụchồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng dược sĩchính quy dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021,Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được một số khái niệm về ứngdụng những học thuyết cơ bản của triết học cổ đại phương đông trong khámbệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho con người. Cung cấp cho sinh viênnhững kiến thức chuyên ngành về tác dụng, cách dùng , chế biến đơn giảnmột số các vị thuốc Y học cổ truyền thông thường. Hướng dẫn sử dụng mộtsố vị thuốc và sản phẩm (thuốc, thực phẩm chức năng, mĩ phẩm) thôngdụng có nguồn gốc thảo dược. Môn học dược học cổ truyền giúp học viên sau khi ra trường có thểchế được các vị thuốc theo phương pháp chế biến đơn giản đạt tiêu chuẩnquy định và phân tích được các phương thuốc thông thường (thực hành). Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏinhững thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xâydựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những ngườisử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày cànghoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.BS MAI VĂN BẢY2. Những người biên soạn Ths. BS TÔ ÁNH NGUYỆT ThS. Doãn Hồng Hà Vân BS. Lê An Giang 3 MỤC LỤCĐẦU MỤCTRANGLỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1MỤC LỤC .................................................................................................. 3GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ......................................................................... 4BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNGTRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN ................................................................. 5BÀI 2: HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG.................................................. 12BÀI 3: HỆ KINH LẠC ............................................................................. 17BÀI 4: CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔTRUYỀN .................................................................................................. 21BÀI 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM, CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮABỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ....................................................... 30BÀI 6: NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG THUỐCY HỌC CỔ TRUYỀN .............................................................................. 38BÀI 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ..................... 44BÀI 8: THUỐC GIẢI BIỂU ..................................................................... 50BÀI 9: THUỐC TRỪ HÀN ...................................................................... 57BÀI 10: THUỐC THANH NHIỆT........................................................... 61BÀI 11: THUỐC CẦM MÁU- BÌNH CAN TỨC PHONG- AN THẦN-KHAI KHIẾU ........................................................................................... 81BÀI 12: THUỐC TRỤC THỦY- LỢI THỦY THẨM THẤP ................. 88BÀI 13: THUỐC TẢ HẠ, CỐ SÁP.......................................................... 93BÀI 14: THUỐC TRỪ GIUN .................................................................. 97BÀI 15: THUỐC BỔ DƯỠNG .............................................................. 100BÀI 16: THUỐC TIÊU ĐẠO ................................................................. 106BÀI 17: CHẾ BIẾN- BẢO QUẢN THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN .... 109BÀI 18: CHẾ BIẾN MỘT SỐ VỊ THUỐC THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN................................................................................................................. 113BÀI 19: MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y THÔNG THƯỜNG ........... 115NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 140 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN Mã môn học: MH 24I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc học sau các mônhọc cơ sở ngành. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho sinh viên một số khái niệm vềứng dụng những học thuyết cơ bản của triết học cổ đại phương đông trongkhám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho con người. Cung cấp cho ...