Danh mục

Giáo trình Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy (Nghề: Cốt thép - hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 873.86 KB      Lượt xem: 56      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy (Nghề: Cốt thép - hàn - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo Cốt thép trong cấu kiện bê tông; nắm được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn Cốt thép; nêu được trình tự gia công các chi tiết kết cấu bằng máy;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy (Nghề: Cốt thép - hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG KHOA XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT CỐT THÉP BẰNG MÁY NGHỀ: CỐT THÉP - HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Môđun MĐ11: Gia công cốt thép bằng máy là mô đun bắt buộc trong chương trình dạy nghề Cốt thép - Hàn. Tài liệu được biên soạn từ phân tích nghề theo phương pháp DACUM và chương trình khung chi tiết. Hy vọng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập của hệ TCN, CĐN kỹ thuật xây dựng. Uông Bí, ngày tháng năm 20 Người biên soạn 2 MÔ ĐUN GIA CÔNG CỐT THÉP BẰNG MÁY Tên mô đun: Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy. Mã mô đun: MĐ11 Thời gian thực hiện mô đun: 160 giờ; (Lý thuyết: 43 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 105 giờ; Kiểm tra: 12 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí mô đun: Mô đun Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 năm thứ nhất hoặc kỳ 1 năm thứ hai. - Tính chất mô đun : Là mô đun chuyên môn của nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo Cốt thép trong cấu kiện bê tông. + Nắm được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn Cốt thép. + Nêu được trình tự gia công các chi tiết kết cấu bằng máy. + Phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong công tác gia công, lắp đặt Cốt thép. - Kỹ năng: + Sử dụng và vận hành được máy gia công thép. + Gia công được thép tròn trên máy đảm bảo đúng kích thước, kỹ thuật, an toàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. + Tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và bảo quản dụng cụ thực tập. Nội dung của Giáo trình 3 BÀI 1 Kéo thẳng thép tròn cuộn bằng tời điện Mục tiêu của bài Học xong bài học này học sinh có khả năng: - Trình bày được nguyên lý làm việc của máy kéo thép. - Nêu được quy trình vận hành máy kép thép. - Kéo được Cốt thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. - An toàn lao động khi gia công Cốt thép bằng tời điện. Nội dung chính 1. Cấu tạo của tời điện Tời điện có cấu tạo cơ bản và sư đồ nguyên lý làm việc như hình vẽ sau 5 6 1 2 3 4 Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo các bộ phận 1. Động cơ điện; 2. Phanh hãm; 3. Bánh răng 4. Hộp giảm tốc; 5. Khớp nối; 6. Tang cuốn cáp 2. Nguyên lý làm việc của tời điện Cơ chế hoạt động của tời điện theo cách cơ bản nhất như sau: Mô tơ tời truyền động lực cho hộp giảm tốc → Hộp giảm tốc sẽ giảm tốc độ vòng quay, sau đó truyền lực tới tang cuốn → Tang cuốn quay và thực hiện cuốn/nhả dây cáp → Móc cẩu vào tấm bản mã neo các sợi thép để kéo thép theo mong muốn. 3. Quy trình vận hành và kéo thép. 3.1. Kéo thẳng thép tròn dạng cuộn bằng tời quay tay * Chuẩn bị 4 - Bãi kéo thép: Bố trí dọc lán hoặc xưởng gia công cốt thép, bãi nên dài từ 30÷50(m), rộng ít nhất 1,5 (m), nền bằng phẳng, mặt nền rải sỏi, đá dăm hoặc xỉ than cho sạch. Dọc hai bên sân có rào chắn hoặc biển báo để đảm bảo an toàn cho người qua lại. - Dụng cụ phụ trợ để kéo thép: Giá đỡ cuộn thép để dỡ thép ở cuộn ra không bị xoắn, các bản kép giữ đầu thanh thép. a) b) c) Hình 20-3: Phương tiện và dụng cụ kéo thép a - Tời quay tay; b – Giá đỡ cuộn thép; c - Kẹp giữ đầu thanh thép 1- Bánh răng ; 2- Trống tời ; 3- cá hãm ; 4- Tay quay ; 5- Lỗ bắt bu lông ; 6- dây cáp * Kéo thẳng thép - Kéo thép trên giá đỡ cuộn thép theo chiều dài sân kéo. - Lắp một đầu thép vào bản kẹp cố định ( bản kẹp phải được buộc chắc vào cọc thép thông qua dây cáp). - Cắt thép theo chiều dài sân kéo ( đầu thép cách trống tời từ 3 ÷4(m). - Lắp đầu sợi thép vào bản kẹp ở đầu dây cáp cuộn vào trống tời. - Quay tời để sợi cáp cuộn vào tời làm sợi thép được kéo căng. - Nhả tời để tháo thép ra khỏi kẹp 3.2. Kéo thẳng thép tròn dạng cuộn bằng tời điện 5 5 6 1 2 3 4 Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo các bộ phận 1. Động cơ điện; 2. Phanh hãm; 3. Bánh răng 4. Hộp giảm tốc; 5. Khớp nối; 6. Tang cuốn cáp * Chuẩn bị - Bãi kéo thép: Bố trí dọc lán hoặc xưởng gia công cốt thép, bãi nên dài từ 30÷50(m), rộng ít nhất 1,5 (m), nền bằng phẳng, mặt nền rải sỏi, đá dăm hoặc xỉ than cho sạch. Dọc hai bên sân có rào chắn hoặc biển báo đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: