Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm - Lê Thanh Hùng (biên soạn) (ĐH An Giang)
Số trang: 50
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.10 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm do Lê Thanh Hùng biên soạn giới thiệu tới các bạn sinh viên những nội dung kiến thức về: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm, chức năng và các loại giao tiếp, giao tiếp và sự phát triển nhân cách, giao tiếp trong sư phạm, mục tiêu giao tiếp sư phạm, nội dung giao tiếp sư phạm. Tài liệu phục vụ cho các bạn ngành sư phạm mỹ thuật tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm - Lê Thanh Hùng (biên soạn) (ĐH An Giang) TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Sư Phạm Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm Biên soạn: Lê Thanh Hùng Phần I: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP Cách đây không lâu, vào những năm 80 của thế kỷ XX, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có truyền hình trực tiếp buổi giao lưu giữa Việt kiều yêu nước về quê ăn tết với khán gỉa của đài truyền hình. Có một chị Việt kiều ở Cộng hòa liên bang Đức (lúc đó còn hai nước Đức) tâm sự rằng : “Chị có một người bạn Việt Nam lấy một người chồng ở Cộng hòa liên bang Đức, chị ấy không biết tiếng Đức, chồng lại chỉ biết bập bõm tiếng Việt, chồng là công nhân đi làm suốt ngày. Cả ngày chị ở nhà không biết nói chuyện với ai, dịch vụ viễn thông lúc đó lại khó khăn. Mặc dù cuộc sống về vật chất đầy đủ, nhưng quá buồn nên chị sinh bệnh... rồi chết”. Giao tiếp không phải chỉ là hình thức trò chuyện với nhau, nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp quan trọng nhất. Qua ví dụ trên cho thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Ngay từ trong bụng mẹ đứa trẻ đã có sự giao tiếp. Cái bào thai sống và hoạt động cùng với nhịp sống và hoạt động của người mẹ. Quan hệ giữa người mẹ với thai nhi không chỉ đơn giản về mặt sinh học. Không chỉ đơn thuần là người mẹ truyền dinh dưỡng cho đứa con qua rau thai mà còn có những ảnh hưởng về mặt tâm lý của trẻ sau này do những biến động tâm lý của người mẹ khi mang thai. Cho nên khi mang thai, người mẹ phải kiêng nói và làm những việc không tốt, không được xúc động mạnh. Chẳng hạn, phong tục lúc người vợ có mang, người chồng phải kiêng sát sinh “ Không được cắt cổ gà, thiến cổ chó”. Thậm chí lúc có thai, người mẹ còn phải đi đứng nói năng nhẹ nhàng. Có như vậy sau này đứa trẻ ra đời và lớn lên mới phát triển bình thường về thể chất và tinh thần. Khi đứa trẻ ra đời, giao tiếp của nó được đặc biệt quan tâm. Có nhiều tập quán truyền thống ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của người mẹ với đứa trẻ. Có địa phương và gia đình rất cẩn thận như : Không nói lớn, không để người lạ vào phòng trẻ sơ sinh nhất là đứa trẻ dưới một tháng tuổi, sợ trẻ bị vía, bị đẹn. Thậm chí khi cần phải bế bé đi xa, các bà già còn cẩn thận bôi nhọ vào mặt trẻ, cầm dao, cầm kéo... đi theo để tránh hơi độc, vía lạ. Như vậy, từ xa xưa, trong vốn kinh nghiệm của các dân tộc, việc giao tiếp với đứa trẻ được coi trọng để cơ thể và đời sống tinh thần của đứa trẻ được phát triển bình thường. Suốt quãng đời thơ ấu, đứa trẻ không chỉ có nhu cầu ăn, nhu cầu dinh dưỡng mà còn có những nhu cầu khác như : nhu cầu được cưng chiều, nâng niu, bế ẳm, vỗ về... Mới sinh ra đứa trẻ đã biết nhiều lắm, đòi hỏi nhiều thứ, trước hết là đòi hỏi trao đổi, giao tiếp. Chúng gọi ra, phát ra có kẻ khác đáp lại. Người mẹ không chỉ là bao che, làm cái lá chắn, ngăn chặn , không để quá nhiều kích thích từ bên ngoài tấn công vào các giác quan, vào cơ thể non nớt của con. Mẹ còn đáp ứng lại những tín hiệu của con phát ra. Con đưa mắt mẹ cũng nhìn lại, con líu lo mẹ cũng bi bô nói lại, con vặn mình mẹ cũng đổi tư thế ngồi nằm cho hai cơ thể thoải mái, ôm ấp lấy nhau. Con nắm đồ vật gì ném ra, mẹ lượm trả lại..Rồi con chập chững biết đi, mẹ dang hai tay ra đón, bé cố đứng dậy bước năm, bảy bước rỗi ngã vào lòng mẹ... Có thể nói rằng : “ Được áp vào lòng mẹ để bú, được mẹ bế bồng, địu lên lưng là có dịp trao đổi, giao tiếp với mẹ. Mẹ hiểu con, con hiểu mẹ, không phải thông qua lời nói, chữ viết như thường lệ mà qua những mối quan hệ phi ngôn ngữ, đúng hơn là tiền ngôn ngữ qua “xác thịt”. Đó là quan hệ “ruột thịt” nền tảng đầu tiên của mối quan hệ giữa người và người. Mối quan hệ thân thiết nhất, cơ bản nhất. Không được bú mớm, bế bồng, ôm ấp, hú hí, chơi đùa với mẹ, đứa trẻ không thể thành người. Vì vậy, toàn bộ nội dung tiếp xúc với đứa trẻ của người mẹ, người thân trong gia đình từ khi lọt lòng đến toàn bộ thời thơ ấu và sau này trẻ đến trường học là tiến trình xã hội hóa của một cá nhân thành nhân cách. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân, giao tiếp là hạt nhân, là điều kiện cần thiết để phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ sẽ không thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội bản thân con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người, con người với quan hệ xã hội làm trung tâm. Cho đến nay, trong phong tục của một số ít bộ lạc Châu Phi vẫn còn tồn tại một hình phạt cao nhất cho những ai vi phạm “ Luật lệ của bộ lạc là đuổi ra khỏi cộng đồng không cho tiếp xúc với con người, phạm nhân phải sống trong rừng với thiên nhiên và hoang thú. Sự giao tiếp giữa con người được phát triển cùng với sự phát tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm - Lê Thanh Hùng (biên soạn) (ĐH An Giang) TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Sư Phạm Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm Biên soạn: Lê Thanh Hùng Phần I: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP Cách đây không lâu, vào những năm 80 của thế kỷ XX, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có truyền hình trực tiếp buổi giao lưu giữa Việt kiều yêu nước về quê ăn tết với khán gỉa của đài truyền hình. Có một chị Việt kiều ở Cộng hòa liên bang Đức (lúc đó còn hai nước Đức) tâm sự rằng : “Chị có một người bạn Việt Nam lấy một người chồng ở Cộng hòa liên bang Đức, chị ấy không biết tiếng Đức, chồng lại chỉ biết bập bõm tiếng Việt, chồng là công nhân đi làm suốt ngày. Cả ngày chị ở nhà không biết nói chuyện với ai, dịch vụ viễn thông lúc đó lại khó khăn. Mặc dù cuộc sống về vật chất đầy đủ, nhưng quá buồn nên chị sinh bệnh... rồi chết”. Giao tiếp không phải chỉ là hình thức trò chuyện với nhau, nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp quan trọng nhất. Qua ví dụ trên cho thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Ngay từ trong bụng mẹ đứa trẻ đã có sự giao tiếp. Cái bào thai sống và hoạt động cùng với nhịp sống và hoạt động của người mẹ. Quan hệ giữa người mẹ với thai nhi không chỉ đơn giản về mặt sinh học. Không chỉ đơn thuần là người mẹ truyền dinh dưỡng cho đứa con qua rau thai mà còn có những ảnh hưởng về mặt tâm lý của trẻ sau này do những biến động tâm lý của người mẹ khi mang thai. Cho nên khi mang thai, người mẹ phải kiêng nói và làm những việc không tốt, không được xúc động mạnh. Chẳng hạn, phong tục lúc người vợ có mang, người chồng phải kiêng sát sinh “ Không được cắt cổ gà, thiến cổ chó”. Thậm chí lúc có thai, người mẹ còn phải đi đứng nói năng nhẹ nhàng. Có như vậy sau này đứa trẻ ra đời và lớn lên mới phát triển bình thường về thể chất và tinh thần. Khi đứa trẻ ra đời, giao tiếp của nó được đặc biệt quan tâm. Có nhiều tập quán truyền thống ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của người mẹ với đứa trẻ. Có địa phương và gia đình rất cẩn thận như : Không nói lớn, không để người lạ vào phòng trẻ sơ sinh nhất là đứa trẻ dưới một tháng tuổi, sợ trẻ bị vía, bị đẹn. Thậm chí khi cần phải bế bé đi xa, các bà già còn cẩn thận bôi nhọ vào mặt trẻ, cầm dao, cầm kéo... đi theo để tránh hơi độc, vía lạ. Như vậy, từ xa xưa, trong vốn kinh nghiệm của các dân tộc, việc giao tiếp với đứa trẻ được coi trọng để cơ thể và đời sống tinh thần của đứa trẻ được phát triển bình thường. Suốt quãng đời thơ ấu, đứa trẻ không chỉ có nhu cầu ăn, nhu cầu dinh dưỡng mà còn có những nhu cầu khác như : nhu cầu được cưng chiều, nâng niu, bế ẳm, vỗ về... Mới sinh ra đứa trẻ đã biết nhiều lắm, đòi hỏi nhiều thứ, trước hết là đòi hỏi trao đổi, giao tiếp. Chúng gọi ra, phát ra có kẻ khác đáp lại. Người mẹ không chỉ là bao che, làm cái lá chắn, ngăn chặn , không để quá nhiều kích thích từ bên ngoài tấn công vào các giác quan, vào cơ thể non nớt của con. Mẹ còn đáp ứng lại những tín hiệu của con phát ra. Con đưa mắt mẹ cũng nhìn lại, con líu lo mẹ cũng bi bô nói lại, con vặn mình mẹ cũng đổi tư thế ngồi nằm cho hai cơ thể thoải mái, ôm ấp lấy nhau. Con nắm đồ vật gì ném ra, mẹ lượm trả lại..Rồi con chập chững biết đi, mẹ dang hai tay ra đón, bé cố đứng dậy bước năm, bảy bước rỗi ngã vào lòng mẹ... Có thể nói rằng : “ Được áp vào lòng mẹ để bú, được mẹ bế bồng, địu lên lưng là có dịp trao đổi, giao tiếp với mẹ. Mẹ hiểu con, con hiểu mẹ, không phải thông qua lời nói, chữ viết như thường lệ mà qua những mối quan hệ phi ngôn ngữ, đúng hơn là tiền ngôn ngữ qua “xác thịt”. Đó là quan hệ “ruột thịt” nền tảng đầu tiên của mối quan hệ giữa người và người. Mối quan hệ thân thiết nhất, cơ bản nhất. Không được bú mớm, bế bồng, ôm ấp, hú hí, chơi đùa với mẹ, đứa trẻ không thể thành người. Vì vậy, toàn bộ nội dung tiếp xúc với đứa trẻ của người mẹ, người thân trong gia đình từ khi lọt lòng đến toàn bộ thời thơ ấu và sau này trẻ đến trường học là tiến trình xã hội hóa của một cá nhân thành nhân cách. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân, giao tiếp là hạt nhân, là điều kiện cần thiết để phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ sẽ không thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội bản thân con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người, con người với quan hệ xã hội làm trung tâm. Cho đến nay, trong phong tục của một số ít bộ lạc Châu Phi vẫn còn tồn tại một hình phạt cao nhất cho những ai vi phạm “ Luật lệ của bộ lạc là đuổi ra khỏi cộng đồng không cho tiếp xúc với con người, phạm nhân phải sống trong rừng với thiên nhiên và hoang thú. Sự giao tiếp giữa con người được phát triển cùng với sự phát tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm Giao tiếp Sư Phạm Chức năng giao tiếp Các loại giao tiếp Phát triển nhân cách Mục tiêu giao tiếp sư phạm Nội dung giao tiếp sư phạmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp giao tiếp trong dạy học: Phần 1
46 trang 128 0 0 -
17 trang 100 0 0
-
Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
11 trang 66 0 0 -
52 trang 44 0 0
-
Phương pháp làm bài trắc nghiệm tiếng Anh: Phần 1
89 trang 43 0 0 -
Giáo trình Giao tiếp sư phạm: Phần 2
105 trang 37 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học đại cương - ThS. Ngô Thế Lâm
276 trang 33 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Chương 1 - Lê Ngọc Thắng
9 trang 33 0 0 -
Giáo trình Giao tiếp sư phạm: Phần 1
96 trang 29 0 0 -
2 trang 29 0 0