Danh mục

Giáo trình Hàn hồ quang tay cơ bản (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Hàn hồ quang tay cơ bản (Nghề: Hàn) trình bày những nội dung chính sau: những kiến thức cơ bản khi hàn hồ quang tay; vận hành máy hàn điện; hàn đường thẳng trên mặt phẳng ở vị trí hàn bằng; hàn chốt; hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng; hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí bằng; hàn góc không vát mép ở vị trí bằng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hàn hồ quang tay cơ bản (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY CƠ BẢN NGHỀ HÀN (Ban hành theo quyết định số 397/QĐ-CĐHHII, ngày 4 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) TP.HCM, năm 2021 Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN HỒ QUANG TAY 1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại: 1.1.1 Khái niệm: Hàn hồ quang quang que hàn có vỏ bọc (SMAW) là “phương pháp hàn hồ quang sử dụng nhiệt của hồ quang giữa que hàn có vỏ bọc và bể hàn. Phương pháp thường dùng cùng với sự bảo vệ từ việc phân huỷ của vỏ bọc que hàn khi bị đốt cháy trong quá trình hàn, trong phương pháp này không sử dụng áp lực, và kim loại điền đầy thu được từ que hàn”. Hình 1 Phương pháp hàn này đã phát triển nhanh chóng tiếp theo của phương pháp hàn hồ quang điện cực carbon. Hàn hồ quang que hàn có vỏ bọc là sản phẩm tất nhiên của hàn hồ quang kim loại trần (không được bảo vệ), nó sử dụng một điện cực trần hoặc điện cực được phủ một lớp mỏng, đó là những phương pháp hàn cổ xưa. Khối lượng của kim loại nóng chảy dưới sự điều khiển của người thợ hàn. Nếu dòng điện quá cao, chiều sâu ngấu chảy sẽ quá mức và khối lượng kim loại hàn nóng chảy sẽ trở nên không kiểm soát được. Tốc độ di chuyển cao làm giảm bớt kích thước của vũng hàn nóng chảy. 1 1.1.2 Đặc điểm: - Hàn được các mối hàn ở các vị trí khác nhau. - Hàn được trên các chi tiết to, nhỏ, đơn giàn, phức tạp khác nhau. - Hàn trong môi trường khí bảo vệ, hàn dưới nước, hàn chân không… - Thiết bị hàn và trang bị gá lắp hàn đơn giản, dễ thao tác. - Năng suất hàn thấp, chất lượng mối hàn không cao, phụ thuộc vào trình độ công nhân. 1.1.3 Phân loại: a. Phân loại theo điện cực: - Điện cưc không nóng chảy (điện cực C. graphit, W,…). Đối với vật hàn mỏng thì không cần que hàn phụ, trong trường hợp vật hàn dày cần bổ sung kim loại nóng chảy tại vùng hàn bằng que hàn phụ. - Điện cực nóng chảy: Lim loại mối hàn do kim loại que hàn nóng chảy và một phàn kim loại vật hàn. Que hàn đồng thời vừa duy trì hồ quang, vừa bổ sung kim loại cho mối hàn. b. Phân loại theo dòng điện: - Dòng điện xoay chiều: thiết bị gọn nhẹ, sử dụng đơn giản, dễ vận hành, giá thành rẻ nhưng chất lượng mối hàn không cao, đấu dây hàn tuỳ ý. - Dòng điện một chiều: cho chất lượng mối hàn tốt nhưng thiết bị đắt tiền, còng kềnh, sử dụng phúc tạp, khó bảo quản. Tuỳ theo kim loại vật hàn và điện cực mà ta có các cách đấu dây thuận hay đấu nghịch: - Đấu thuận: Cực dương nối với vật hàn (hàn vật dày, que hàn không nóng chảy), cực âm nối với que hàn. - Đấu nghịch: Cực dương nối với que hàn (que hàn chảy rất nhanh, vật hàn chảy ít, dùng hàn kim lại màu, vật hàn mỏng), cực âm nối với vật hàn. c. Phân loại theo cách đấu dây 1/ Nối trực tiếp 2 Nối trực tiếp là nối một cực của nguồn điện hàn với que hàn, còn cực kia nối với vật hàn. Khi hàn bằng dòng một chiều, nối trực tiếp được phân ra : nối thuận và nối nghịch. + Nối thuận: là nối cực dương của nguồn với vật hàn, cực âm với que hàn. + Nối nghịch: là nối cực dương của nguồn với que hàn, cực âm với vật hàn. Khi hàn vật mỏng dùng phương pháp nối nghịch và hàn vật dầy nối thuận. a) Nối trực tiếp b) Nối gián tiếp c) Nối hỗn hợp 2/ Nối gián tiếp : là nối hai cực của nguồn điện với que hàn còn vật hàn không nối cực. Hồ quang cháy giữa hai que hàn, do vậy có thể điều chỉnh được lượng nhiệt của vũng hàn khi hàn bằng cách thay đổi chiều dài cột hồ quang (hình vẽ). Cách nối dây này dùng khi hàn các vật mỏng, hàn thép có nhiệt độ nóng chảy thấp bằng điện cực không nóng chảy. 3/ Nối hỗn hợp Dùng khi hàn hồ quang tay bằng dòng ba pha. Hai cực của nguồn điện nối với que hàn còn cực kia nối với vật hàn. Ưu điểm là nhiệt tập trung cao, năng suất hàn cao. Thường áp dụng khi hàn vật dầy, các kim loại và hợp kim nóng chảy cao. 1.2 Nguyên lý của quá trình hàn hồ quang 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo hồ quang hàn. * Khái niệm : Hồ quang là hiện tượng phóng điện mạnh và liên tục qua môi trường khí (đã bị ion hóa) giữa hai điện cực. * Đặc điểm : Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, có thể làm nóng chảy tất cả các kim loại (nhiệt độ ở tâm cột hồ quang khoảng 60000C). 3 Trong không gian hồ quang gồm các phần tử tích điện e, ion âm và ion dương, trong đó electron đóng vai trò quan trọng nhất vì nó có điện tích âm nhỏ nhất (e = -1,602.10-19C), có khối lượng rất nhỏ, nhỏ hơn khối lượng nguyên tử hiđrô (là nguyên tử nhẹ nhất mH = 1,66.10-27kg) 1840 lần. * Cấu tạo của hồ quang. Cấu tạo của hồ quang gồm 3 vùng : vùng anốt A (cực +), vùng catốt K (cực -) và vùng cột hồ quang. Uh = UA + UK + UC - Vùng katốt : là vùng sản sinh ra các điện tử. Vùng này có điện áp UK, chiều dài khoảng 10-5cm. Nhiệt độ vùng này khoảng 32000C, UK UC chiếm 38% tổng nhiệt lượng hồ quang. UA - Vùng anốt : có điện áp UA, thể tích lớn hơn vùng catốt nhưng điện áp rơi nhỏ hơn, bằng (2-4)V (hàn dưới lớp thuốc). Vùng này có nhiệt độ 34000C, chiếm 42% tổng nhiệt lượng hồ quang. Hình 2 - Vùng cột hồ quang có điện áp UC. Nhiệt độ ở tâm khoảng 60000C, chiếm 20% tổng nhiệt lượng hồ quang. Nhiệt lượng của cột hồ quang làm nhiệm vụ nung nóng chảy que hàn và vật hàn; cung cấp nhiệt lượng để phát xạ điện tử. Nhiệt ở A cao hơn ở K, do động năng của các điện tử electron lớn ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: