Danh mục

Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 2 - Võ Đình Long

Số trang: 176      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; Kiểm toán đa dạng sinh học; Kiểm toán Carbon; Trình tự xây dựng báo cáo kiểm toán môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 2 - Võ Đình Long CHƯƠNG 6. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu BVMT không khí càng quan trọng. Vì vậy, áp dụng các công cụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có kiểm toán chất thải đang là một yêu cầu cấp thiết, là công cụ hữu ích được sử dụng để xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra các ảnh hưởng của quá trình hoạt động lên môi trường và tìm ra biện pháp giảm thiểu hợp lý. Ngoài ra nó còn mang lại nhiều hiệu quả như giảm thiểu chi phí vận hành, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển bền vững, cải thiện cách nhìn của khách hàng, đạt được các tiêu chuẩn môi trường, các khoản trợ cấp xã hội về vấn đề môi trường,…Trong đó, kiểm toán hoạt động kiểm soát môi trường không khí là một công cụ giám sát trợ giúp việc ra quyết định và giám sát quản lí chất lượng môi trường không khí. 6.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 6.1.1. Khái niệm 160 6.1.1.1. Môi trường không khí Không khí là một thứ vật chất tồn tại xung quanh chúng ta và tồn tại ở thể khí trong môi trường hệ sinh thái, bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống con người. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Nước ta trong những năm gần đây mặc dù vấn đề môi trường đã được quan tâm chú trọng nhưng môi trường không khí là một vấn đề khó quản lý nhất trong lĩnh vực môi trường. Môi trường không khí là một loại môi trường rất nhạy cảm, rất dễ biến đổi và lan truyền, nó không dừng lại ở biên giới lãnh thổ quốc gia nào và nó tuân theo những quy luật về môi trường khí hậu riêng của nó. 6.1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt, có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và sương mù, gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng. Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề có quy mô toàn cầu vì các chất gây ô nhiễm không khí dù từ nguồn nào và ở đâu cuối cùng cũng được phân tán 161 khắp mọi nơi trong toàn bộ khí quyển trên trái đất. Tóm lại, môi trường không khí là vần đề xuyên biên giới nên cần sự hợp tác quan tâm của quốc tế. 6.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phân ra thành hai loại: nguồn ô nhiễm tự nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo. 6.1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (thiên nhiên)  Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa Núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất gây ô nhiễm như bụi tro, sunfua đioxit, metan, hydro sunfua và những loại khí khác, tác động môi trường của các đợt phun trào là rất nặng nề và lâu dài. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.  Cháy rừng Nạn cháy rừng xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên như hạn hán, khí hậu nóng khô khắc nghiệt làm cho các thảm cỏ khô bị bốc cháy khi gặp tia lửa,… và do hoạt động vô ý thức hay vụ lợi cá nhân của con người. Khi cháy rừng các chất độc hại như khói, tro bụi, các hydrocarbon không cháy, khí CO2, CO và NOx lan tỏa ra các khu vực rộng lớn nhiều khi vượt qua khỏi biên giới quốc gia.  Bão cát Bão cát gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn các sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi gây ra tình trạng ô nhiễm bụi trầm trọng, bão cát còn làm cho tầm nhìn bị giảm, từ đó gây ra nhiều tác hại to lớn. Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động thực vật trong tự nhiên cũng phát t ...

Tài liệu được xem nhiều: