Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG V TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆMỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua lãi suất được hình thànhtrên thị trường tiền tệ. Lãi suất là biến số kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hay mứcthu nhập của nền kinh tế. Vì thế ngân hàng trung ương có thể tác động đến lãi suấtbằng cách thay đổi mức cung tiền, từ đó có thể tác động đến mức thu nhập hay sảnlượng của nền kinh tế. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về cung và cầu tiềntệ, các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động đến mức cungtiền, và cuối cùng là xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng nhưnhững thay đổi của mức lãi suất cân bằng trên thị trường do sự biến động của cung vàcầu tiền tệ.NỘI DUNG5.1. CUNG TIỀN 5.1.1. Khái niệm về cung tiền Thước đo về khối lượng tiền của một quốc gia được gọi là cung tiền. Thước đonày sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào quốc gia chúng ta đang quan tâm và kháiniệm về cung tiền được quốc gia này định nghĩa rộng đến mức nào. Cần phải lưu ýmức cung tiền thay đổi khi có các công cụ tài chính mới tạo ra. Ví dụ, séc, thẻ thanhtoán điện tử, tiền trên tài khoản... Thường người ta phân cung tiền thành cung tiền hẹp và cung tiền rộng. Cungtiền hẹp (M1) bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong công chúng (C) và tiền gửi khôngkỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D) và các khoản TK có thể viết thành séc. Trongkhi đó cung tiền rộng (M2) bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi hay khoản ký tháccó kỳ hạn tại ngân hàng thương mại. Đối với Việt Nam ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung ương) xem mứccung tiền là M1. Mức cung tiền của Việt Nam là tổng số tiền có khả năng thanh toán hay khốitiền có tính thanh toán khoản cao. Mức cung tiền bao gồm tiền mặt đang lưu hành (C)và các khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhưvậy ta có mức cung tiền: M1 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + Tiền gửi không kỳ hạn (D) Từ đó suy ra mức cung tiền rộng M2 là: M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Để đơn giản trong giáo trình này, chúng ta có thể định nghĩa cung tiền theonghĩa hẹp nhất của nó (điều này cũng phù hợp với quan điểm của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam) là: M1 = C + D (5.1) Trong đó: - C: là lượng tiền nắm giữ gởi công chúng hay lưu thông trong công chúng. - D: là lượng tiền gửi/ký thác (tiền gửi không kỳ hạn) 5.1.2. Tiền cơ sở, hệ thống ngân hàng và quá trình tạo cung tiền 5.1.2.1. Tiền cơ sở và hệ thống ngân hàng 62 Mỗi quốc gia có một ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương là cơ quanđộc quyền phát hành tiền. Tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt gọi là tiền cơ sở hay tiềnmạnh (MB). Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được đưa ra lưuhành (C) và một phần dưới dạng dự trữ (R, bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ phụtrội). Như vậy chúng ta có lượng tiền phát hành của ngân hàng trung ương là: MB = C + R (5.2) Gọi m là thừa số tiền (hay còn gọi là số nhân tiền tệ), m phản ánh số cung tiềnđược tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Như vậy chúng ta có côngthức tính m như sau: M1 m= Hay M1 = m.MB MB MB Lượng cung tiền trong nền kinh tế là một đại lượng rất quan trọng bởi lẽ nó cóảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố như lãi suất, giá cả và thu nhập của nền kinh tế. Chínhvì vậy các quốc gia đều tìm cách kiểm soát lượng cung tiền. Nhiệm vụ quan trọng nàyđược giao cho ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là ngân hàng Nhà nước). Để hiểuđược cách thức mà ngân hàng trung ương tác động vào cung tiền, chúng ta hãy xem xétmột số khái niệm và các hoạt động của hệ thồng ngân hàng trên thị trường tiền tệ. Có bốn chủ thể chính tham gia vào quá trình tạo tiền trong nền kinh tế, đó là:Ngân hàng Trung ương (NHTW), các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng thươngmại, viết tắt là NHTM), người gửi tiền và những người đi vay. Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất là ngân hàng trung ương, chức năng chínhcủa NHTW là phát hành tiền và thực hiện các chính sách tiền tệ. Hãy quan sát bảng cânđối kế toán của một NHTW để hiểu rõ hơn về điều này. Bảng cân đối kế toán của NHTW Tài sản có Tài sản nợ - Các chứng khoán chính phủ - Tiền trong lưu thông (C) - Các khoản cho vay chiết khấu đối - Dự trữ (R) với NHTM Các tài sản nợ của NHTW là rất quan trọng vì chúng có tác động quyết định đếnmức cung tiền, thực ra đây là các bộ phận cấu thành tiền cơ sở (MB). Hãy xem lại côngthức (5.3) sẽ rõ hơn về điều này. M1 = m.MB = m (C + R) (5.4) Trong đó: - Tiền lương lưu thông (C): là tiền giấy hoặc tiền xu được công chúng nắm giữvà sử dụng. - Dự trữ (R): các ngân hàng thương mại luôn phải có một lượng tiền dự trữ vàphải mở tài khoản tại NHTW để giữ khoản dự trữ này. Dự trữ bao gồm tiền gửi của cácngân hàng thương mại tại NHTW cộng tiền dự trữ tài chính các ngân hàng thương mại.Lượng tiền này được gọi là tiền mặt tại két. Dự trữ giữ ở NHTW thuộc tài sản có củangân hàng thương mại nhưng lại là tài sản nợ của NHTW. Tổng lượng tiền dự trữ củaNHTM được chia làm hai phần: + Dự trữ bắt buộc: là khối lượng tiền dự trữ mà NHTW yêu cầu các NHTMphải trích lập. Tỷ lệ phần tiền giử mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo quy định gọilà dự trữ bắt buộc. 63 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế vĩ mô Giáo trình Kinh tế vĩ mô Mô hình kinh tế Kinh tế thế giới Thị trường tiền tệ Kinh tế mởTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0