Danh mục

Giáo trình Ký sinh trùng thú y: Phần 2 - TS. Võ Thị Hải Lê

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Ký sinh trùng thú y" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như đại cương về động vật chân đốt; ve, bét ký sinh và gây bệnh; côn trùng ký sinh; đại cương về đơn bào ký sinh; một số bệnh trùng roi ở gia súc;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ký sinh trùng thú y: Phần 2 - TS. Võ Thị Hải Lê Phần 3CHÂN ĐỐT (ARTHROPODA) VÀ BỆNH DO CHÂN ĐỐT 227 Chương 9 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT Động vật chân đốt ký sinh đều thuộc ngành Arthropoda, là những động vậtđa bào không có xương sống, cơ thể đối xứng, phân đốt hoặc không và đượcbao bọc bởi lớp vỏ kitin cứng, chân phân nhiều đốt, các đốt chân khớp độngvới nhau.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI Động vật chân đốt cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt dị hình (các đốt có xuhướng tập trung thành những nhóm đốt khác nhau). Sự phân đốt này dẫn đến cơthể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng. - Đầu: gồm các đốt trên cùng, chứa bộ não, giác quan và các phần phụ miệng. - Ngực: do 3 đốt giữa dính lại, gồm: đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. - Bụng: do các đốt còn lại tạo thành (côn trùng). Ở ve, bét, các đốt bụng dínhlại thành một khối. + Động vật chân đốt thường có chân, cánh (là những phần phụ gắn vào cơthể), luôn khớp động với cơ thể. Chân gồm nhiều đốt, cùng khớp động với nhauđể hoạt động dễ dàng. + Thân phủ một lớp vỏ dày hay mỏng bằng kitin (chất sừng), do lớp hạ bì tiết ra.Nhưng thân vẫn phân chia thành đoạn không giống nhau. Mỗi đoạn có mang mộthay hai đôi chân có đốt (tiết túc) dùng để sờ, lấy thức ăn, nhai, di động hay giữnhững chức phận khác nhau. Lớp vỏ kitin có ý nghĩa với động vật chân đốt vì có bản chất là chất vôi hoặc cácprotein keo hóa nên bền vững với các tác nhân lý hóa học, có tính đàn hồi và thấmnước, do đó có tác dụng như một bộ xương giữ cho cơ thể cứng cáp, chống lại tácđộng của ngoại cảnh. Vỏ kitin là điểm tựa cho cơ thể và cơ quan vận chuyển, hoạtđộng linh hoạt. Tuy nhiên, do vỏ kitin cản trở sự tăng trưởng của cơ thể nên khilớn lên, động vật chân đốt phải lột xác. Hiện tượng này có tính chất chu kỳ, nhưngcũng có khi không đi đôi cùng với sự lớn lên. - Hệ thần kinh: gồm hạch não, vòng thần kinh hầu và chuỗi thần kinh bụng.Hạch não đã tập trung thành khối, có cấu tạo phức tạp như não bộ, gồm: nãotrước, não giữa và não sau (côn trùng). Bộ não phát triển làm các giác quan cũngphát triển và động vật chân đốt dễ thích nghi với môi trường sống. - Cơ quan vận động: có chân phân đốt khớp động với cơ thể. Nhờ có lớp kitinvững chắc, những sợi cơ vân làm thành bó cơ độc lập, chân của động vật chân đốt228vận động linh hoạt và phức tạp. Một số loài có 1 hoặc 2 đôi cánh. Một số loài dosống ký sinh nên cánh đã tiêu giảm. - Hệ tiêu hóa phát triển: Phần phụ miệng có nhiều biến đổi để thích nghi vớinhững loại thức ăn khác nhau. Ống tiêu hóa phân thành nhiều phần, có tuyếnnước bọt, gan và tụy để tiết dịch tiêu hóa. - Hệ hô hấp: có nhiều dạng, động vật chân đốt sống ở nước, có mang là nhữngtấm mỏng có nhiều lá nhỏ để lấy oxy trong nước và thải khí CO2, các sản phẩmcặn bã vào nước. Những loài ở cạn, hô hấp bằng phổi hoặc ống khí. Phổi là nhữngtúi đặc biệt, trong đó có nhiều lá kitin. Ống khí nhỏ, phân nhánh, len lỏi trong cácphần của cơ thể, nằm sâu trong cơ thể và có lỗ thở thông với ngoài. Quá trình traođổi khí là nhờ cơ thân co rút. - Hệ tuần hoàn: gồm tim hình ống dài, có nhiều đoạn phình rộng thành túi timvới những lỗ tim để máu trở về tim. Hệ mạch hở, máu từ tim chảy vào xoanghuyết ở giữa các cơ quan. Hệ tĩnh mạch không phát triển. Một số loài ký sinh nhỏ(ghẻ), tim và hệ mạch máu tiêu giảm hoàn toàn. - Hệ bài tiết: Thận chỉ là ống thể xoang sắp xếp ở tuyến râu, tuyến hàm (lớpgiáp xác), ở tuyến háng (lớp hình nhện). Lớp hình nhện và lớp côn trùng có nhữngống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết. - Sinh sản và phát triển: động vật chân đốt chỉ sinh sản hữu tính, một số loài cóhiện tượng xử nữ sinh (con cái đẻ trứng, không cần thụ tinh vẫn phát triển thànhphôi). Đa số loài có phân tính, có đực, cái riêng biệt. Động vật chân đốt đẻ trứng.Trứng phát triển có biến thái. Về mặt cấu tạo, động vật chân đốt trái với ngành động vật có xương sống: - Ở động vật chân đốt: bộ xương ở ngoài, hệ thần kinh ở bụng, khí quan đẩymáu ở lưng; - Ở động vật có xương sống: bộ xương ở trong, hệ thần kinh ở lưng và tim ởphía bụng (ngực). Ngoài hệ thần kinh, động vật chân đốt còn có hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá và hệsinh dục đực, cái riêng biệt. Thể xoang hẹp, chỉ tăng trưởng sau mỗi lần lột xác.2. PHÂN LOẠI Ngành động vật chân đốt gồm 5 lớp. Lớp Crustacea (Giáp xác) bao gồm: tôm, cua và một số loài khác. - Lớp Onychaphora: gồm một số loài thuộc giống Peripatus, sống tự do. - Lớp Myriapoda bao gồm các loài rết và những động vật nhiều chân khác. - Lớp Insecta (Côn trùng) bao gồm: tất cả các loài côn trùng. - Lớp Arachnida (Hình nhện) bao gồm nhện, ve, ghẻ và các loài khác. 229 Trong 5 lớp trên, có 3 lớp liên quan đến thú y là lớp Insecta, Arachnida, và ...

Tài liệu được xem nhiều: