Giáo trình Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH TS. NGUYỄN VĂN THẢN (CHỦ BIÊN) ThS. HỒ TRUNG SỸ KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ QUẢNG NINH 2018 1 2 MỞ ĐẦU 1.Lịch sử khai thác than ở Việt Nam Khai thác than ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Trước khi người Pháp thăm dò và khai thỏc thi người Việt Nam đó phát hiện và khai thác đồng thời cũng cho người nước ngoài thuê khai thác. Đầu thế kỷ 19 những người dân vùng An Hải (Hải Phòng) đã tình cờ phát hiện ra những hòn đá đen bén lửa và cháy rực. Họ đã nhặt về dùng và bán cho các xưởng rèn và được gọi là hòn đá đen nay chình là than đá Quan nhà Nguyễn biết việc này bèn dâng sớ xin vua Minh Mạng cho thuê nhân công lập công trường khai thác từ đó, nhưng do không biết nhiều về than và quá trình khai thác mỏ than nên triều đình nhà Nguyễn đã cho người nước ngoài thuê và khai thác. Người đầu tiên là Ngô Nguyên Thành ( người Mãn Thanh) vào năm 1878 với thời hạn khai thác là 40 năm tại một mỏ than ở Quảng Yên. Sau đó là người Trung Quốc, người Pháp, người Đức đều sang xin thuê và khai thác. Tháng 3 năm 1883 Pháp đem quân từ Nam Kỳ ra đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ 2 và chiếm toàn bộ vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 26 tháng 8 năm 1884 Pháp đã buộc triều đình nhà Nguyễn bán khu mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả với tổng diện tích khoảng 21.932 ha cho một nhà tư sản Pháp với giá 100.000 đồng tiền Đông Dương. Sau đó các mỏ than khác cũng bị nhượng bán. Cuối thế kỷ 19 một loạt các công ty của Pháp được thành lập và lắm quyền khai thác. Sản lượng khai thác than ngày một tăng nhanh, than khai thác được chủ yếu xuất bán cho Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Malaysia và cuối cùng là chuyển về Pháp. Sau đại chiến thế giới thứ nhất Pháp đẩy mạnh khai thác than ở nước thuộc địa cùng với gạo và cao su, bên cạnh các Công ty lớn của các tập đoàn tư bản còn có các mỏ của một số tư bản lẻ như; Macgot, Etsperang Phìa tư sản Việt Nam có Bạch Thái Bưởi, Phạm Kim Bảng cộng tác với tư bản Pháp mở mỏ hoặc một mình mở mỏ như Lê Thị Tam (mỏ Jan ở Quảng Yên), Nguyễn Hữu Thu (mỏ Mùa xuân ở Uông Bí) Năm 1930 -1933 giai đoạn khủng hoảng của tư bản thế giới, sản lượng than giảm còn 68% so với sản lượng than năm 1929. Một số Công ty có quy mô khai thác nhỏ lẻ phải hợp nhất lại. Năm 1940-1945. Đại chiến thế giới lần thứ hai nên nhiều nơi phải đình chỉ sản xuất như: mỏ Mạo Khê, Đông Triều, Vàng Danh, Đồng Đăng. Năm 1944 mỏ Mông Dương thiếu điện bơm nước dẫn đến ngập mỏ phải ngừng và chỉ còn lại Công ty SFCT duy trì sản xuất ở Hòn Gai và Cẩm Phả Sau giải phóng miền Bắc là giai đoạn khôi phục và phát triển các mỏ than ba năm đầu (1955-1957) Xí nghiệp than Hồng Gai trên cơ sở tiếp quản đã tiến hành khôi phục các mỏ như Hà Tu, mỏ Hà Lầm, mỏ Đèo Nai và mỏ Mạo Khê. Công nhân là một số thợ lò cũ và những thanh niên xung phong Cuối năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ) ngành than đã nhận được viện trợ một số ôtô, máy xúc. Kết quả sau 3 năm khôi phục đã sản xuất được khoảng 2.795.000 tấn than. Cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 một loạt các Công ty than quốc doanh được thành lập, một số các xí nghiệp nhỏ lẻ đã được nâng cấp trở thành các Công ty than. Năm 1965 sản lượng than khai thác đã được tăng lên khoảng 4.231.100 tấn than sạch . Những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ sản xuất than bị giảm sút, đến năm 1968 chỉ sản xuất được khoảng 2.291.400 tấn than Ngày 27-1-1973, hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết, ngành than được khôi phục lại như cũ. Năm 1987 sản xuất than đạt khoảng 6.428.900 tấn than sạch và tiêu thụ khoảng 5.785.300 tấn. Năm 1989 là thời gian sa sút của ngành khai thác than vì giai đoạn này đang ở thời gian quá độ chuyển qua kinh tế thị trường. Nhu cầu tiêu dùng than trong nước cũng giảm cùng với tình hình khai thác và kinh doanh than trái phép. Giai đoạn này cũng là thời kỡ Liên Xô tan rã, mọi sự giúp đỡ của Liên Xô không còn nữa. Năm1991 sản 3 xuất than được khoảng 4,3 triệu tấn. Đến năm 1993 ngành than bắt đầu được phục hồi, nhu cầu tiêu thụ than trong nước bắt đầu tăng lên kể cả than xuất khẩu. Tháng 12 năm 1994 thành lập Tổng công ty than Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý, than đạt sản lượng khoảng 10,8 triệu tấn than sạch và xuất khẩu gần 3 triệu tấn than. Than của Việt Nam được xuất sang các nước như: Bỉ, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Braxin, Cuba. 2. Tình hình và định hƣớng phát triển của ngành than Việt Nam 2.1. Quan điểm phát triển a) Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước; đóng góp tìch cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. b) Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy cao độ nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thoả đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than. c) Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu trong nước. d) Sớm hính thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò Địa chất mỏ Trắc địa mỏ Đào chống lò Công tác khoan nổ mìnTài liệu cùng danh mục:
-
Sử dụng R trong phân tích hồi quy áp dụng cho dự án điện mặt trời áp mái
10 trang 370 0 0 -
4 trang 275 0 0
-
12 trang 251 0 0
-
Thiết kế, chế tạo thiết bị đo phóng xạ đa năng dùng trong mục đích quân sự
10 trang 246 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 229 0 0 -
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam
4 trang 215 0 0 -
Giáo trình Năng lượng và quản lý năng lượng: Phần 2
110 trang 206 0 0 -
13 trang 202 0 0
-
Nghiên cứu, mô phỏng hệ nghịch lưu nối lưới 1 pha sử dụng Matlab Simulink cho hệ pin mặt trời
6 trang 200 0 0 -
13 trang 186 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0