Danh mục

Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.72 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Lạnh cơ bản với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được các kiến thức về thử nghiệm các thiết bị và mô hình các hệ thống lạnh như máy nén, hệ thống máy lạnh, hệ thống điều hòa không khí nhiều dàn bay hơi, bơm nhiệt...Gia công được đường ống dùng trong kỹ thuật lạnh, nhận biết, kiểm tra, đánh giá tình trạng các thiết bị, phụ kiện của hệ thống lạnh, lắp đặt, kết nối, vận hành các thiết bị và mô hình các hệ thống lạnh điển hình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội Bài 8 Dụng cụ trong hệ thống lạnh Mục tiêu: - Phân tích được nhiệm vụ, vị trí lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại van tạp vụ, van một chiều, van đảo chiều, van khóa, van chặn, áp kế dùng trong hệ thống lạnh. - Nhận biết được các loại van tạp vụ, van một chiều, van đảo chiều, van khóa, van chặn, áp kế dùng trong hệ thống lạnh. Vận hành, xác định đầu ra, đầu vào của các loại dụng cụ dùng trong hệ thống lạnh, vệ sinh được các thiết bị trên. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, ham học, ham hiểu biết, tư duy logic, kỷ luật học tập. 8.1 Van tạp vụ Còn gọi là van 3 ngả, có nhiều nhiệm vụ khác nhau, được lắp đặt trong nhiều vị trí của hệ thống lạnh. Thông thường tại đầu các máy nén nửa kín, các bình chứa cao áp, hạ áp ... Hình 8.1. Van tạp vụ Hình 8.2. Mặt cắt của van tạp vụ a. Khi vặn hết xuống, đóng đường hơi từ dàn bay hơi (hoặc dàn ngưng) đến máy nén nhưng thông máy nén với đầu nạp (hoặc áp kế); b. Khi vặn hết lên, đóng đường nối đầu nạp (hoặc áp kế) mà thông máy nén với dàn; c. Van để ở lưng chừng cả 3 ngả thông nhau. 165 Dùng để nạp ga, đo áp suất, và còn được dùng như van chặn môi chất. Van lắp ngay trên đầu đường hút và đường đẩy: Vị trí của trục điều khiển van sẽ quyết định các hướng thông nhau của 3 ngả van, theo đó tồn tại 3 trạng thái riêng biệt của van là: + Khóa hoàn toàn. + Mở hoàn toàn. + Trích áp suất (3 ngả thông nhau). 8.2 Van 1 chiều Trong hệ thống lạnh để bảo vệ các máy nén, bơm vv.. người ta thường lắp phía đầu đẩy các van một chiều chỉ cho dòng chảy đi theo một hướng. Van một chiều có công dụng: - Tránh ngập lỏng: Khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động hơi môi chất còn lại trên đường ống đẩy có thể ngưng tụ lại và chảy về đầu đẩy máy nén và khi máy nén hoạt động có thể gây ngập lỏng. - Tránh tác động qua lại giữa các máy làm việc song song. Đối với các máy làm việc song song, chung dàn ngưng, thì đầu ra các máy nén cần lắp các van 1 chiều tránh tác động qua lại giữa các tổ máy, đặc biệt khi một máy đang hoạt động, việc khởi động tổ máy thứ hai sẽ rất khó khăn do có một lực ép lên phía đầu đẩy của máy chuẩn bị khởi động. - Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên lên van máy nén Hình 8.3. Van một chiều 166 Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa hai cửa vào và ra của van một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn áp suất cửa ra một chút van sẽ tự động mở cho dòng hơi đi đến thiết đến thiết bị ngưng tụ. Ngược lại, khi dừng máy nén hoặc máy nén bị sự cố áp suất phía cửa vào giảm xuống van một chiều sẽ tự động đóng lại ngăn không cho dòng hơi chảy trở về máy nén. Trên hình 8.2 là cấu tạo của van một chiều. Khi lắp van một chiều phải chú ý lắp đúng chiều chuyển động của môi chất. Chiều đó được chỉ rõ trên thân của van. Đối với người có kinh nghiệm nhìn cấu tạo bên ngoài có thể biết được chiều chuyển động của môi chất. 8.3 Van đảo chiều Van đảo chiều 4 ngả đặc biệt dùng trong các hệ thống điều hoà không khí hai chiều nóng lạnh. Hoặc còn dùng để phá băng trên các dàn bay hơi. Hình 8.4. Hình dạng van đảo chiều * Nguyên lý làm việc như sau: Van loại này được sử dụng rộng rãi trong các máy điều hoà không khí hai chiều, các máy lạnh và bơm nhiệt kết hợp, môi chất freon. + Ở chế độ làm lạnh: Khi van điện từ không có điện, kim van phụ đóng, kim van 9 mở nên ống nối 14 bị cô lập còn ống 10 và 11 được nối thông. Khoang A của van chính có áp suất thấpP0 còn khoang B có áp suất nén PKnên pittông từ từ chuyển động từ phải sang trái. Do trên pittông có các lỗ cân bằng rất nhỏ nên áp suất của khoang C tăng lên. Khi pittông chuyển động hết hành trình, do lực hút ở ống 10và lực đẩy ở khoang B nên kim van đóng kín cửa thoát hơi vào đường 10. Hơi từ máy nén đi vào dàn nóng, qua van tiết lưu sang dàn lạnh về máy nén. + Ở chế độ bơm nhiệt: Khi van điện từ được tiếp điện, kim van 7 mở, kim van 9 đóng, ống 10 bị chặn còn ống 11 và 14 thông với nhau, khoang C có áp suất bay hơi và pittông van chính lại dịch chuyển sang phải đổi hướng dòng chảy và chức năng làm việc của 2 dàn trao đổi nhiệt. 167 Hình 8.5. Máy điều hòa hai chiều (heat pump) có van đảo chiều 1 – Máy nén; 2 – Van đảo chiều; 3 - Ống mao. a) Làm lạnh; b) Sưởi ấm. 8.4 Van khóa, van chặn Van chặn có rất nhiều loại tuỳ thuộc vị trí lắp đặt, chức năng, công dụng, kích cỡ, môi chất, phương pháp làm kín, vật liệu chế tạo vv… Theo chức năng van chặn có thể chia ra làm: Van chặn hút, chặn đẩy, van lắp trên bình chứa, van góc, van lắp trên máy nén, Theo vật liệu : Có van đồng, thép hợp kim hoặc gang Trên hình 8.1 là một số loại van chặn thường sử dụng trong các hệ thống lạnh khác nhau, mỗi loại thích hợp cho từng vị trí và trường hợp lắp đặt cụ thể. Hình 8.6. Các loại van chặn 168 8.5 Áp kế - Là đồng hồ đo áp suất của hệ thống (đo áp của môi chất, chất tải lạnh, chất làm mát). Hình 8.7. Nguyên tắc cấu tạo áp kế Các áp kế chuyên dùng trong hệ thống lạnh ngoài thang chia ghi áp suất còn có thang chia ghi nhiệt độ tương ứng của các môi chất lạnh thường dùng như NH3, R12, R22, R502. Thông thường là loại hiển thị bằng kim chỉ thị, hiện đại hơn thì hiển thị bằng màn hình kỹ thuật số. Cấu tạo khá đơn giản, có hệ thống vạch chia áp, kim chỉ thị, đầu kết nói với chỗ cần đo áp suất. Đầu kết nối 2 với chỗ cần đo áp suất thường có cấu tạo kiểu ống đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: