Thông tin tài liệu:
Tổ chức, cá nhân đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn nhà nước, đại diện cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và Luật doanh nghiệp. Dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp cho dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Luật đầu tư và xây dựng part 3
Tổ chức, cá nhân đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn nhà nước, đại diện cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghĩa
vụ và hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và Luật doanh nghiệp.
Dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng
hoá, xây lắp cho dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Dự án đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước có thể được thay đổi nội dung, hoặc đình chỉ, huỷ bỏ trên cơ sở báo cáo của chủ đầu
tư và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
3.6. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
3.6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG
Pháp luật Việt Nam khẳng định: Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp
nhận đầu tư.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở
nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích
đầu tư.
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực mà Nhà nước
khuyến khích. Đồng thời không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia,
quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3.6.2. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
c) Được cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu t ư.
Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp; việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ
quy định của pháp luật về những vấn đề có liên quan.
45
3.6.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
a) Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài.
– Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật
– Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.
b) Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài.
– Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
– Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
– Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp
chưa chuyển về nước thì phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.6.4. THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài được quy định cho từng loại dự án đăng ký đầu tư hay dự án thẩm tra đầu tư. Cụ thể như sau:
Loại dự án Quy mô vốn Thủ tục
Dự án đăng ký đầu < 15 tỷ đồng Việt Nam Đăng ký theo mẫu tại cơ quan Nhà
tư nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư
Dự án thẩm tra Từ 15 tỷ đồng Việt Nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan Nhà
đầu tư Nam trở lên nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
46
3.7. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.7.1. KHÁI NIỆM
Đầu tư xây dựng công trình là một loại đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn ra để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm tạo
nên tài sản cố định mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng hiện có phục vụ cho mục tiêu phát triển, duy trì, nâng cao
năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Ở loại đầu tư này hoạt động xây dựng được coi là phương tiện để đạt được mục đích đầu tư.
Kết quả của hoạt động xây dựng là các tài sản cố định mới, tài sản cố định hiện có được mở rộng, được cải tạo với công suất
và chất lượng được nâng cao hoặc duy trì.
Lợi ích thu được của loại đầu tư này là giá trị gia tăng mang lại do hoạt động của tài sản cố định được đầu tư mang lại.
Đầu tư xây dựng có những đặc thù riêng do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng chi phối. Thông thường được diễn ra
theo một quá trình từ khi bỏ vốn ra đến khi thu được kết quả do đưa công trình hoàn thành vào hoạt động.
3.7.2. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.7.2.1. Trình tự đầu tư xây dựng
a– Khái niệm về quá trình đầu tư xây dựng:
Theo nội dung của mình, quá trình đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động và vật chất khác để tạo
nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là tổng thể các hoạt động để vật chất hoá vốn đầu tư thành tài sản cố định cho
nền kinh tế quốc dân (KTQD).
Từ quan điểm hệ thống mà xét thì quá tình đầu tư xây dựng được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào và đầu ra.
Các yếu tố Các sản phẩm
Quá trình
đầu vào đầu ra
Ở đầu vào các nguồn tài nguyên, lao động, tài chính… được đưa vào hệ thống như là tiền đề vật chất của quá trình.
Các kết quả kinh tế – xã hộ ...