Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2 CHƯƠNG II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCI. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1. Khái niệm ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính.Hiện tượng ngân sách ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên cơ sởcủa nền kinh tế hàng hoá và sự hình thành, phát triển của nhà nước. Các nhà khoa học về lịch sử và kinh tế đã chứng minh rằng chínhsản xuất và trao đổi hàng hóa đã dẫn tới sự ra đời tiền tệ. Sau 3 lần phâncông lao động xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phân hóa các giaicấp trong xã hội, đặc biệt là phân công lao động xã hội lần thứ ba, kếtquả là sự ra đời của giai cấp thương nhân. Giai cấp thương nhân ra đờidẫn đến các quan hệ trao đổi mua bán cũng phát triển mạnh mẽ, cùngvới nó là sự xuất hiện của tiền tệ. Tiền tệ ra đời giữ vai trò là vật ngang giá chung, trung gian trongviệc trao đổi hàng hóa. Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, khi mâu thuẩn giữa các giai cấpđã không còn được dung hòa bởi tổ chức của thị tộc, nhà nước đã ra đời.Nhà nước ra đời thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng tiền tệ trong lưu thônghàng hóa. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước làm nảy sinh nhu cầu chitiêu của Nhà nước. Điều đó đòi hỏi Nhà nước dùng quyền lưc chính trịđể tập trung một bộ phận của cải của xã hội cho mình, tham gia quá trìnhphân phối của cải với tư cách chủ thể quyền lực chính trị. Trong cáchình thức được nhà nước sử dụng để tập trung của cải thì thuế là hìnhthức được sử dụng sớm nhất và cũng có vai trò quan trọng nhất. Nhànước tham gia quá trình phân phối của cải xã hội hình thức giá trị để lậpvà sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước đã hình thành nên ngân sách Nhànước. Nói cách khác, sự ra đời của kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử,cùng với nó là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực phân phối và phânphối lại của cải xã hội đã hình thành nên kho tài sản của nhà nứơc, phụcvụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước chính là mồng mống ban đầu củahiện tượng ngân sách nhà nước Hiện tượng ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển cùng với sự rađời và phát triển của các kiểu nhà nước trong lịch sử phát triển xã hội.Tuy nhiên, thuật ngữ ngân sách nhà nước chỉ được bắt đầu sử dụng khicác khoản thu chi của nhà nước được thể chế hoá bằng pháp luật, tức là,có sự xác định, thừa nhận, công khai hoá bằng luật pháp đối với nhữngkhoản thu chi của nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước. Về khái niệm ngân sách nhà nước, có nhiều định nghĩa khác nhauvề thuật ngữ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng ngân sách nhà nước làbản dự toán thu chi tài chính của nhà nước trong 1 khoản thời gian nhấtđịnh. Có quan điểm lại cho rằng, ngân sách nhà nước chính là quỹ tiền tệcủa nhà nước. Thật ra, những định nghĩa về ngân sách nhà nước theonhững quan điểm khác nhau đều thể hiện sự khái quát hiện tượng ngânsách nhà nước ở những phương diện khác nhau. Để có cách hiểu đầy đủvề ngân sách nhà nước, chúng ta tìm hiểu khái niệm này từ 2 phươngdiện: Một là, do ngân sách là một phạm trù kinh tế, vậy nên, ngân sáchnhà nước sẽ được xem xét về mặt bản chất và cả về phương diện vậtchất. Xét về mặt bản chất, ngân sách nhà nước thể hiện hệ thống cácquan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng các nguồn vốn tiền tệ phục vụ cho các chức năng, nhiệm vụ của bộmáy nhà nước. Điều này xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa ngânsách nhà nước với nhà nước. Ngân sách nhà nước vốn được hình thànhtừ việc nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để tham gia vàohoạt động phân phối của cải trong xã hội vốn được tạo nên từ nhiều chủthể khác nhau cùng tồn tại trong xã hội. Do vậy ngân sách nhà nước thểhiện mối quan hệ xã hội giữa nhà nước và các chủ thể khác nhau trongquá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Xét về phương diện vật chất, trên thực tế, ngân sách nhà nước tồntại dưới dạng vật chất là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước.Quỹ tiền tệ này gắn liền với việc đảm bảo cho chức năng, nhiệm vụ củatất cả các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp. Đó là nguồn vốn, kinhphí hay những khoản tiền cụ thể mà nhà nước tập trung được vào taymình sau khi tham gia vào quá trình phân phối của cải trong xã hội. Hai là, xuất phát từ việc ngân sách vốn là một trong những phạmtrù pháp lý, trong điều kiện nhà nước pháp quyền, các khoản thu chi củanhà nước được công khai và thể chế thành pháp luật nhằm tránh hiệntượng lạm quyền. Ngân sách nhà nước trở thành phạm trù pháp lý. Điềunày được thể hiện thông qua việc hình dung ngân sách nhà nước là kếhoạch tài chính cơ bản của nhà nước, là bảng dự toán toàn bộ các khoảnthu chi của nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhđể trở thành một đạo luật có giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả cácchủ thể có liên quan. Chính vì vậy mà pháp luật thực định đưa ra địnhnghĩa về ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nướctrong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thựchiện trong khoảng thời gian là một năm để đảm bảo chức năng, nhiệmvụ của nhà nước.2. Vai trò của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ phân phối. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà nước huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thông qua việc tiến hành cân đối giữa các khoản thu và chi của nhà nước, nhà nước có thể hoạch định chính sách trong điều tiết thu nhập, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thu và chi, giữa tích luỹ tiêu dùng, đầu tư phát triển, tiết kiệm. Ngân sách nhà nước giữa vai tró điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc điều hoà các nguồi tài chính giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, thông qua việc hướng dẫn, kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính, ngân sách nhà nước có thể điều tiết thu nhập của các chủ thể khác nhau trong xã hội, xử lý mối quan hệ giữa tích ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học giáo trình luật luật tài chính Việt Nam chính sách ngân hàng ngân sách doanh nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 982 4 0 -
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 trang 476 8 0 -
11 trang 436 0 0
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 393 6 0 -
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 371 2 0 -
7 trang 354 0 0
-
9 trang 338 0 0
-
Đặc điểm từ, ngữ trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018
9 trang 326 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 303 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
179 trang 0 0 0
-
9 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
85 trang 0 0 0
-
97 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý sử dụng vốn ODA của chính quyền tỉnh Lào Cai
108 trang 0 0 0 -
132 trang 0 0 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 807
2 trang 2 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 trang 3 0 0